1. Tên khoa học
2. Xuất xứ
3. Đặc điểm nổi bật
Hình ảnh so sánh Hàng Bạch thược và Bạc Bạch thược
4. Tác dụng
Trong y học cổ truyền, bạch thược có vị chua, hơi đắng, nhập can tỳ huyết phận. Bạch thược thường được dùng trị chứng tả lị (tiêu chảy), tỳ hư phúc thống (đau bụng do tỳ hư), tâm bĩ hiếp thống (đau tức ngực sườn), đau mắt đỏ, ho hen, bệnh phụ nữ, sản hậu, thiếu máu và ứ huyết, kinh nguyệt không đều, mồ hôi trộm, đổ mồ hôi ban đêm, đau hạ vị, đau bụng, co cứng chân tay, đau đầu và chóng mặt…
Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu về dược tính của bạch thược. Dưới đây là những tác dụng đã được khoa học chứng minh
- Chữa các chứng bệnh liên quan đến nội tiết tố: rối loạn kinh nguyệt, vô kinh…
- Trị rối loạn lo âu và trầm cảm
- Hỗ trợ tiêu hóa: điều trị viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản
- Chống viêm và điều hòa miễn dịch
- Giảm đau
- Hoạt huyết ngăn ngừa huyết khối
- Dưỡng trắng da, giảm chứng tăng sắc tố
5. Đối tượng sử dụng
- Người bị thiếu máu da xanh xao
- Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, băng lậu
- Người bị đau mạn sườn, đau bụng, đau dạ dày, chân tay co rút
- Người bị nám, tàn nhang, da không đều màu
- Người bị âm hư, ra mồ hôi ban đêm
6. Cách dùng – Liều dùng
7. Lưu ý
Bạch thược có rất nhiều tác dụng vì vậy có thể tốt với người này nhưng lại không phù hợp với người khác
- Chảy máu: cần thận trọng nếu bạn đang mắc các bệnh gây tình trạng chảy máu hoặc chuẩn bị phẫu thuật. Bạch thược có tác dụng chống đông khá tốt.
- Paeoniflorin – thành phần chính của Bạch thược gây giãn cơ trơn tử cung nên thận trọng với phụ nữ sau sinh. Tốt nhất với phụ nữ mang thai, sau sinh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Theo y học cổ truyền, bạch thược không dùng trong các trường hợp:
- đau bụng không do huyết hư
- bệnh trúng hàn
8. Bảo quản
9. Câu chuyện thú vị
Một hôm, Võ Tắc Thiên – Nữ Đế duy nhất của Trung Quốc khi ngự du vườn thượng uyển nhìn cỏ cây xác xơ, trơ trọi liễu đào, ủ rũ điêu tàn, liền truyền lệnh bằng bài tứ tuyệt khắc ngay cửa vườn:
“Lai triều du thượng uyển
Hỏa tốc báo xuân trị
Bách hoa liên dạ phát
Mạc đãi hiểu phong xuỵ”
Dịch nghĩa:
“Bãi triều du thượng uyển
Gấp gấp báo xuân haỵ
Hoa nở hết đêm nay
Đừng chờ môn gió sớm“.
Linh ứng thay! Trăm hoa phụng mệnh, chỉ trong một đêm bừng nở khắp vườn, mùi thơm sực nức nhân gian! Rạng sáng hôm sau, Võ Tắc Thiên dạo vườn trông muôn hồng ngàn tía ngoan ngoãn đua chen nở rộ, lấy làm tự mãn cho rằng quyền uy tột đỉnh. Bất giác, Võ Tắc Thiên nhìn cây Hoa Mẫu Đơn bất tuân thượng mệnh, thân cây khẳng khiu cứng cỏi, không hoa lá. Giận thay cho loài hoa ngoan cố, Võ Tắc Thiên ra lệnh đày Mẫu Đơn xuống tận Giang Nam. Nhưng lạ thay, khi tới vùng đất nghèo nàn hơn hoa lại nở rộ và vẻ đẹp luôn rực rỡ làm đắm đuối lòng người, và từ đó ngay cả sử sách Trung Hoa cũng ghi nhận vùng Giang Nam luôn xuất hiện nhiều tuyệt sắc giai nhân, những mỹ nữ có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Cũng từ đó, vùng Giang Bắc thiếu vắng loài hoa vương giả, một biểu trưng cho quốc sắc thiên hương…
Người đương thời thấy vậy dệt bài Phú Ngọc Lâu Xuân Tứ nhằm thương hại và tán thán vẻ đẹp, sự khẳng khái của hoa Mẫu Đơn, thà chịu cảnh phong trần lưu lạc tự giải phóng cuộc đời chớ không làm vương giả chốn kinh đô, chịu giam mình trong vườn hoa tù hãm của bạo chúa, đem sắc đẹp hương thơm ban rải cho mọi người để được dự phần thanh cao.
Về sau người ta dùng từ “quốc sắc thiên hương” (sắc nước hương trời) để hình dung hoa mẫu đơn. Hoặc có cách phác họa khác là: “Thiên hạ chân hoa độc mẫu đơn” (chỉ có mẫu đơn mới xứng đáng là hoa thật trong thiên hạ).
Với vẻ đẹp của Hoa Mẫu Đơn, người đời ví đây là biểu tượng của phú quý, trong các dịp khai trương, người ta hay tặng nhau tượng hoặc tranh mẫu đơn để chúc nhau ngày càng phú quý, giàu sang…
Hoa Mẫu Đơn được mệnh danh là bà chúa của các loài hoa. Loài hoa này thể hiện vẻ đẹp sang trọng, quý phái, sức hấp dẫn nồng nàn, cảm xúc của sức trẻ toát ra mạnh mẽ. Tinh hoa nó toát ra đem lại vẻ đẹp, sức quyến rũ và may mắn trong tình yêu.
Reviews
There are no reviews yet.