Tên khoa học
Alisma plantago-aquatica thuộc họ Mã đề
Tên gọi khác: Mã đề nước, thủy đề.
Xuất xứ
Trạch tả là cây mọc hoang chủ yếu ở vùng bán cầu phía Bắc như Châu Âu, Bắc Á, Bắc Mỹ. Tại Việt Nam, loài cây này mọc chủ yếu tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Cao, Bằng, Lạng Sơn. Hiện nay, nguồn trạch tả có chất lượng ổn định và được dùng làm thuốc ở nước ta chủ yếu có nguồn gốc từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Đặc điểm nổi bật
Trạch tả là cây sống lâu năm tại các vùng đầm lầy, ẩm ướt, cao từ 50 – 100cm. Có củ ở dưới đất, hình cầu, đường kính khoảng 4,5cm, vỏ ngoài nâu, có nhiều rễ mọc dày đặc bên ngoài. Lá và cuống lá có thể dài đến 50cm, gốc nở ra thành bẹ rộng 5 – 20mm. Phiến lá rộng hình elip, đỉnh nhọn, gốc rộng hình nón, hình tròn hoặc phiến hơi hình tim, toàn bộ, nhẵn cả hai mặt, trên lá có 5 – 7 gân. Hoa hình mác, màu trắng. Ra hoa vào khoảng tháng 6 – 8, đậu quả vào khoảng tháng 7 – 8. Bộ phận dùng làm thuốc là củ thu hái vào cuối tháng 12 của năm trồng, khi lá đã héo và vàng gần hết sau đó rửa sạch, bỏ rễ và phơi khô.
Tác dụng
Trạch tả có vị ngọt, mặn tính hơi hàn, không độc quy vào kinh Túc Thái dương và Túc Thiếu âm. Tính chìm mà giáng xuống, là âm trong dương dược. Có tác dụng trừ âm hãn, lợi tiểu tiện, tả thủy tà chữa các chứng tiểu ra máu, tiết tinh, tả lỵ sương chứng. Trạch tả được coi như là thuốc thánh để trừ thấp chỉ khát, thông lợi thủy và các chứng lâm lậu.
Trước đây, các nghiên cứu về trạch tả chỉ dừng ở mức cơ bản. Trong thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu, phân tích sâu hơn các thành phần có trong trạch tả.
- Chứa triterpenoids, sesquiterpenes, diterpenoids, tinh dầu, flavonoid, polysaccharides và axit amin. Trong đó triterpenoids, sesquiterpenoids những thành phần chính được chiết xuất ra từ loại thảo dược này
- Các nghiên cứu dược lý đã chứng minh rằng các hoạt chất như alcohol A, B và sesquiterpene có tác dụng dược lý như:
- Hạ huyết áp
- Hạ lipid máu
- Chống xơ vữa động mạch
- Chống thiếu máu cục bộ cơ tim
- Đồng thời còn có tác dụng lợi tiểu
- Chống phù và bảo vệ thận.
- Bảo vệ gan
- Giảm lượng đường trong máu
- Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
- Hạn chế các tổn thương do oxy hoá
- Chống viêm
- Giảm tình trạng nhiễm khuẩn.
- Chiết xuất nước trạch tả cũng có thể làm giãn mạch máu và tăng nhu động tá tràng.
- Rượu trạch tả có thể làm giảm sản xuất melanin và ức chế tế bào hủy xương. Sự hình thành và hoạt động của các vòng actin.
Đối tượng sử dụng
- Người bị phù nề, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu, đau thắt lưng, tiêu chảy, đầy bụng, đau thắt lưng.
- Người bị tổn thương thận mạn tính.
- Người bị đi ngoài về đêm.
- Người bị suy giảm chức năng gan.
- Người mắc các bệnh lý tim mạch, rối loạn chuyển hóa như thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành.rối loạn lipid máu, đái tháo đường,
Cách dùng – liều dùng
Dùng sắc lấy nước uống hoặc sử dụng dưới dạng viên hoàn, bột tán.
Liều lượng: 6 – 12g/ngày.
Lưu ý
- Người can thận âm hư nhưng không có thấp nhiệt thì không nên dùng.
- Kỵ sắt, không nên dùng các dụng cụ từ sắt khi bào chế và chế biến thuốc.
Bảo quản
Bảo quản trong lọ, túi kín ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Câu chuyện thú vị
Ngày xưa, sau khi một người học nghề y học được những kiến thức lý thuyết vững chắc từ một vị đại phu già, vị đại phu này đã nói với người học nghề rằng nếu muốn hiểu biết sau hơn thì phải đi ra bên ngoài và tích lũy thêm kinh nghiệm thì mới có thể thành công. Vì vậy, người này đã bắt đầu sự nghiệp chữa bệnh của mình. Vào ngày nọ, người thầy thuốc trẻ ấy đến một vùng hồ, thấy người dân ở đây thường mắc bệnh do ẩm thấp, các thầy thuốc địa phương đã dùng Phục Linh và Thương Truật để chữa trị nhưng hiệu quả không tốt. Bệnh đã lâu, người bệnh đa phần do kinh tế khó khăn hoặc do hiệu quả chữa bệnh kém, có lý do khác mà không thể kiên trì dùng thuốc, lâu dần trở thành bệnh mãn tính.
Người này cho rằng phần lớn bệnh nhân từ bỏ điều trị vì không chịu nổi áp lực kinh tế khi điều trị lâu dài nên phải tìm loại dược liệu rẻ để giải quyết vấn đề căn cơ. Thế là chàng ta bắt tay vào nghiên cứu các loại dược liệu của địa phương, sau hàng chục ngày sưu tầm, chàng nhận thấy vùng này có nhiều loại cây thủy sinh, chịu úng, chịu ẩm tốt. Chàng lấy một số loại thuốc sắc riêng cho một số bệnh nhân uống, hiệu quả rất tốt đối với những người bị bệnh nhẹ, còn đối với những bệnh nhân bị ẩm nước nặng thì hiệu quả không tốt. Chàng cho bệnh nhân nặng dùng Phục Linh, Thương Truật và ,một vị thuốc lợi thủy, tiêu thũng về sắc chung, hiệu quả khá tốt.
Phương pháp này đã được công nhận bởi các đại phu khác, họ yêu cầu chàng đặt tên cho loại thảo mộc này, chàng nói: “ Rút hết nước ở trong ao hồ, vậy hãy đặt tên là Trạch Tả theo đúng tác dụng của nó”
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.