ĐINH HƯƠNG – 丁香

  • Người bị cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm hầu họng
  • Người bị đau bụng, buồn nôn do lạnh, do trực khuẩn tả, viêm loét dạ dày tá tràng thể hàn
  • Người bị viêm chân răng, viêm tủy răng, đau răng, hôi miệng
  • Phòng và làm giảm triệu chứng của Covid 19
Danh mục:

1. Tên khoa học:

Syzygium aromaticum

2.  Xuất xứ: 

Cây được trồng nhiều ở Tanzania, Malayxia, Indonexia, đảo Zanziba và Pemba ở Ấn Độ Dương, Trung Quốc vùng Quảng Đông, Quảng Tây… Tại nước ta hiện chưa trồng được. Hiện nay đinh hương trồng tại vùng Đông Bắc – Trung Quốc là chất lượng tốt nhất. Cây tử đinh hương lớn nhất thế giới ở làng La Bình, Vu Sơn, Trùng Khánh, Trung Quốc.

3.  Đặc điểm nổi bật: 

Đinh hương dùng để làm thuốc cần đạt những tiêu chuẩn nhất định. Nụ hoa phơi khô hình que hơi dài 1,5-2 cm, màu nâu đỏ đến nâu sẫm, phía dưới là ống đài hoa hình trụ hơi dẹt, dài 1-1,3 cm, 5 mm. rộng, dày khoảng 3 mm, nhỏ dần ở gốc, mặt nhám. Đài hoa hình ống với 4 lá đài hình tam giác phì đại ở đầu trên. Các chồi được cắt ra, có thể thấy nhiều nhị , các sợi uốn cong về phía tâm, có kiểu dày và thẳng đứng ở tâm, chất lượng chắc, nặng và chìm trong nước. Tốt hơn là loại to, mập mạp, màu nâu tím sáng, mùi thơm nồng và nhiều dầu.

4.  Tác dụng của đinh hương

Đây là một nguyên liệu thực vật chứa hàm lượng tinh dầu vào loại cao nhất. Trong tinh dầu có 80% eugenol ngoài ra còn có caryophyllin, pyrogalltanin…

  • Trên hệ hô hấp: Dịch chiết nước, tinh dầu của Đinh hương có tác dụng kháng khuẩn mạnh với nấm; ức chế các loại vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp như trực khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn viêm phổi, virus cúm… Ở dạng tinh dầu có tác dụng lọc không khí qua đó giúp gia tăng khả năng kháng khuẩn của đường hô hấp. Phòng và làm giảm triệu chứng do Covid-19 gây ra.
  • Trên hệ tiêu hóa: kích thích tiêu hóa, trị khuẩn lị, trị khuẩn tả, giảm đau bụng, điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, chống nôn…
  • Trong lĩnh vực nha khoa: thuốc tê, diệt tủy răng, diệt khuẩn giảm đau răng, giảm hôi miệng.
  • Trong các đợt dịch bệnh người ta nhai đinh hương để phòng bệnh nhất là dịch bệnh đường hô hấp và dịch tả.
  • Làm hương liệu, làm gia vị món ăn.

Theo y học cổ truyền, đinh hương  thường được dùng trong điều trị các bệnh liên quan đến yếu tố do lạnh gây ra như đau bụng do lạnh, nôn do lạnh, nấc cụt; viêm phế quản do lạnh; cảm cúm; hoắc loạn, trẻ em ợ sữa; loét dạ dày tá tràng thể tỳ vị hư hàn; nhức đầu; chống hôi miệng…

5.  Đối tượng sử dụng

  • Người bị cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm hầu họng
  • Người bị đau bụng, buồn nôn do lạnh, do trực khuẩn tả, viêm loét dạ dày tá tràng thể hàn
  • Người bị viêm chân răng, viêm tủy răng, đau răng, hôi miệng
  • Phòng và làm giảm triệu chứng của Covid 19

6.  Cách dùng – Liều dùng

Tùy vào mục đích sử dụng là liều dùng khác nhau. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa

7.  Lưu ý khi sử dụng đinh hương

Người bị nóng trong người, âm hư, dị ứng với các thành phần hóa học của đinh hương không nên dùng đinh hương.

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

8.  Bảo quản

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ phòng. Nên để trong lọ kín để tránh mối, mọt, bay hơi tinh dầu…

9.  Câu chuyện thú vị về đinh hương

Vào thế kỷ 4 TCN và đầu thời kỳ nhà Tây Hán thì các lãnh chúa Trung Hoa phong kiến đã bắt buộc mọi người phải nhai đinh hương để làm thơm hơi thở của họ trước khi nói trước mặt các lãnh chúa này.

Đinh hương, cùng với nhục đậu khấu và hồ tiêu, được đánh giá cao trong thời kỳ đế chế La Mã, và Pliny Già đã từng kêu ca rằng “không có một năm nào mà Ấn Độ không bòn rút của Đế chế La Mã 50 triệu sestertius” (đơn vị tiền tệ La Mã cổ đại).

Đinh hương – syzygium aromaticum cũng từng là mặt hàng được các thương nhân Ả Rập kinh doanh trong thời kỳ Trung cổ trên tuyến thương mại đầy lợi nhuận trên Ấn Độ Dương.

Vào cuối thế kỷ 15, người Bồ Đào Nha đã chiếm trọn vẹn quyền khai thác tuyến thương mại này, bao gồm cả việc kinh doanh đinh hương, nhờ Hiệp ước Tordesillas với Tây Ban Nha và hiệp ước riêng rẽ khác với quốc vương Hồi giáo Ternate (đảo thuộc quần đảo Molucca, Indonesia). Người Bồ Đào Nha đã đem một lượng lớn đinh hương vào châu Âu, chủ yếu từ nguồn trên quần đảo Molucca. Đinh hương khi đó là một trong các gia vị thuốc bắc có giá trị nhất, 1 kg Đinh hương trị giá khoảng 7 g vàng.

0/5 (0 Reviews)

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “ĐINH HƯƠNG – 丁香”