1. Tên khoa học:
2. Xuất xứ
3. Đặc điểm nổi bật
Trong cuốn “Bản thảo mông thuyên” từng viết có rất nhiều vùng đất trồng Sơn dược, nhưng tốt nhất là loại sơn dược trồng ở đất Hoài Khánh – Hà Nam (Trung Quốc). Hoài sơn (淮山) chính là từ để chỉ loại Sơn dược được trồng ở đất Hoài Khánh.
Thánh Y Trọng Cảnh người Hà Nam, các bài thuốc của cụ đều dùng Hoài sơn. So với loại Sơn dược phổ thông thì Hoài sơn có công dụng lớn hơn nhiều.
4. Tác dụng
Trong y học cổ truyền Hoài sơn có vị ngọt, tính bình, quy kinh tỳ, vị, phế, thận. Hoài sơn có tác dụng bỏ tỳ vị, bổ phế âm, dùng trong điều trị:
- bổ phế tỳ, chỉ tả (chữa tiêu chảy),
- âm hư sinh nội nhiệt: hoài sơn bổ âm nên thanh nhiệt.
- nhuận bì phu
- ích thận, trị chứng hư tổn lao thương, di tinh
- bổ tâm khí, chữa chứng hay quên
- dùng ngoài trong các trường hợp mụn nhọt, vết loét da…
Cho đến nay cũng đã có nghiên cứu chứng minh tác dụng điều trị của hoài sơn. Tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu dừng lại ở mức nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu trên động vật. Ít có nghiên cứu về hoài sơn đơn độc trên người. Thường hoài sơn được nghiên cứu đồng thời trong các bài thuốc
- Hoài sơn được sử dụng trên lâm sàng để điều trị chứng kém ăn, tiêu chảy mãn tính.
- Hoài sơn được nhiều nghiên cứu khẳng định về khả năng kiểm soát đường huyết, hạ huyết áp, cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu và kiểm soát cân nặng.
- Hoài sơn rất giàu mangan, một khoáng chất hỗ trợ quá trình chuyển hóa carbohydrate và rất quan trọng để sản xuất năng lượng và chống oxy hóa. Nó cũng là một nguồn cung cấp tuyệt vời Vitamin C và các chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do có thể làm hỏng DNA, gây ra các bệnh tim và ung thư.
- Hoài sơn làm chậm sự xuất hiện của các dấu hiệu lão hóa và làm cho làn da trở nên sống động và tươi trẻ hơn.
- Hoài sơn rất hữu ích cho phụ nữ mãn kinh. Nó bao gồm enzyme cung cấp sự thay thế tự nhiên để thay thế các hormone ở phụ nữ mãn kinh.
5. Đối tượng sử dụng
6. Cách dùng – Liều dùng
7. Lưu ý
Hoài sơn an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng nếu bạn đang dùng thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ về các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Mặc dù hoài sơn không chứa estrogen, nhưng nó có các đặc tính khiến nó hoạt động giống như một dạng estrogen nhẹ. Nếu bạn đang sử dụng các thuốc hormone, liệu pháp thay thế hormone, thuốc tránh thai… cần lưu ý.
Với các trường hợp lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, ung thư buồng trứng… cần thận trọng trong sử dụng.
Người có thực tà thấp nhiệt không nên dùng.
8. Bảo quản
9. Câu chuyện thú vị
Đất Hoài Khánh, thuộc tây bắc tỉnh Hà Nam, phía nam giáp sông Hoàng Hà, phía bắc giáp núi Thái Hành. Vùng đất Hoài Khánh được bao bọc bởi núi sông. Khí hậu Hoài Khánh mùa xuân không quá khô, mùa hạ không quá nóng, mùa thu không bị ngập úng, mùa đông không quá lạnh. Khí hậu rất chiều lòng người.
Vị thuốc Hoài sơn là phần rễ củ của cây Sơn dược. Rễ cắm sâu, có thể ăn sâu xuống lòng đất khoảng 2m vì thế cần trồng ở loại đất có tính tơi xốp. Vì thế đất quá cứng không trồng được. Đất cát cũng không trồng được, hàm lượng dinh dưỡng thấp.
Đất Hoài Khánh là đất sét, màu vàng xám, độ nhớt cao khi ướt và rất cứng khi khô, nó cũng chứa rất nhiều chất khoáng từ Thái Hành sơn. Nó có khả năng giữ nước, ổn định nhiệt độ, giữ chất dinh dưỡng tốt vì chứa nhiều keo, ít bị rửa trôi. Cũng chính vì vậy mà các yếu tố vi lượng có trong Hoài sơn có hàm lượng cao.
Hoài sơn có khả năng hút chất dinh dưỡng của đất rất cao, rất nhiều lông rễ nhỏ và ăn sâu, rộng trong đất vì thế sau 1 vụ trồng hoài sơn phải để đất nghỉ ngơi ít nhất 6 năm mới có thể trồng vụ tiếp theo.
Có 1 câu nói về Hoài sơn: “nhất niên chủng, thất niên thu”. Sau khi trồng Hoài sơn thì trong vòng 7 năm không thể trồng lại Hoài sơn hoặc các loại cây lấy củ khác. Nếu trồng thì củ sẽ rất nhỏ, sản lượng cũng rất thấp. Trong thời gian nghỉ ngơi, đất sẽ được bổ sung thêm các chất hữu cơ.
Một câu chuyện trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có nói về hoài sơn “Vận khứ hoài sơn năng chí tử. Thời lai bạch thủy khả thôi sinh” bạn có thể tìm hiểu thêm.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.