GIẢO CỔ LAM – 絞股藍

  • Người bị viêm phế quản mạn tính, viêm dạ dày.
  • Người bị viêm gan, xơ gan.
  • Người bị đái tháo đường type II.
  • Người bị bệnh tim mạch: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nhịp tim nhanh,….
  • Người béo phì.
  • Người mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, suy giảm miễn dịch.
  • Người bị ung thư vú, đại tràng, tử cung, bạch cầu.
  • Người muốn cải thiện sức đề kháng.
Danh mục:

Tên khoa học

Gynostemma pentaphyllum thuộc họ Bầu bí.

Tên khác: Cổ yếm, trường sinh thảo, ngũ diệp sâm.

Xuất xứ

Giảo cổ lam mọc nhiều ở độ cao trên 2000m trong các khu rừng thưa, ẩm, khí hậu lạnh quanh năm. Loại cây này rất phổ biến ở các nước Đông á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc.

Tại Việt Nam, giảo cổ lam được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh vùng núi phía Bắc. Các nhà khoa học đã phát hiện thấy một quần thể giảo cổ lam rộng lớn mọc hoang tại dãy núi Hoàng Liên Sơn. Qua nghiên cứu cho thấy giảo cổ lam Việt Nam có chất lượng tương đương với giảo cổ lam Nhật Bản và Trung Quốc.

Đặc điểm nổi bật

Giảo cổ lam là loài cây thân leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Lá kép hình chân vịt, bề mặt lá sần sùi, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới nhạt màu hơn. Hoa giảo cổ lam mọc thành từng cụm giống như cái chùy, màu trắng, khi nở cánh xòe ra như hình sao. Nhụy hoa có ba vòi. Quả hình cầu, đường kính 5-9cm, khi chín có màu đen. Tùy đặc điểm lá, giảo cổ lam được chia làm ba loại chính: loại 3 lá, loại 5 lá, loại 7 lá. Trong đó, giảo cổ lam 5 lá được sử dụng phổ biến nhất. Lá có mùi thơm nhẹ, phơi khô đun nước uống thấy vị đắng trước, ngọt thanh sau. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây bỏ rễ.

Tác dụng

Theo Đông y, giảo cổ lam có vị đắng trước, ngọt sau, tính hàn. Quy kinh phế, tì, thận. Giảo cổ lam có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, long đờm dùng trong các bệnh viêm phế quản mạn tính, viêm gan truyền nhiễm, viêm thận, viêm dạ dày,… Ở Trung Quốc, giảo cổ lam đã được sử dụng để tăng cường sức khỏe, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, làm đẹp nên được gọi với tên cỏ trường thọ.

Y học hiện đại đã phân tích được hàm lượng lớn các chất có lợi cho sức khỏe như saponin, flavonoid, kẽm, sắt, phospho,… có trong giảo cổ lam. Với những thành phần trên, giảo cổ lam được chứng minh có tác dụng:

  • Hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường type II: Năm 2004 các nhà khoa học Việt Nam và Thụy Điển đã tìm ra hoạt chất mới có tác dụng kích thích tạo insulin có tên là Phanoside. Giảo cổ lam có khả năng hạ đường huyết nhờ ba cơ chính: kích thích tiết insulin, giảm tính kháng của tế bào với insulin, giảm tổng hợp glucose ở gan. Giảo cổ lam có tác dụng hạ đường huyết ở các đối tượng có nồng độ đường huyết cao mà không gây ra hạ đường huyết ở người bình thường.
  • Giảm mỡ máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch: Giảo cổ lam có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, triglyceride trong máu. Thảo dược này còn làm tăng hoạt tính của enzym lipoprotein lipase làm tăng quá trình thoái giáng lipid. Từ đó làm giảm mỡ máu, hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch và hình thành huyết khối.
  • Hạ huyết áp, tốt cho tim mạch: Sử dụng giảo cổ lam thường xuyên kích thích quá trình sản sinh oxit nitric thúc đẩy quá trình lưu thông máu và kiểm soát huyết áp hiệu quả. Hoạt chất adenosine trong giảo cổ lam giúp tăng sức chịu đựng của cơ tim, giảm các cơn đau tim và ngủ ngon.
  • Chống khối u: Hoạt chất gypenosid VN 01-07 trong cây giảo cổ lam Việt Nam có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư bạch cầu, phổi, vú, tử cung, đại tràng mạnh mẽ.
  • Cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng: Các saponin trong giảo cổ lam có cấu trúc giống với saponin trong nhân sâm giúp căn bằng hormone, cải thiện hệ miễn dịch, hệ thần kinh và các chức năng sinh lý của cơ thể.

Đối tượng sử dụng

  • Người bị viêm phế quản mạn tính, viêm dạ dày.
  • Người bị viêm gan, xơ gan.
  • Người bị đái tháo đường type II.
  • Người bị bệnh tim mạch: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nhịp tim nhanh,….
  • Người béo phì.
  • Người mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, suy giảm miễn dịch.
  • Người bị ung thư vú, đại tràng, tử cung, bạch cầu.
  • Người muốn cải thiện sức đề kháng.

Cách dùng – liều dùng

Giảo cổ lam thường được dùng để pha trà, làm thuốc sắc hoặc bột.

Pha trà, thuốc sắc: 15-30g.

Dạng bột: 6g.

Tùy tình trạng người bệnh mà liều lượng có thể thay đổi.

Lưu ý

  • Người hư hàn không dùng.
  • Dùng quá liều có thể gây tiêu chảy.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai.

Bảo quản

Bảo quản trong lọ, túi kín ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Câu chuyện thú vị

Truyền thuyết kể rằng thời xa xưa, dưới chân núi Kim Tú Đại Dao, một tiều phu đã lặng lẽ trốn vào núi vì không chịu nổi sự áp bức của phú ông. Trời cuối thu, anh mệt và đói nên ngất xỉu bên một con suối. Đang ngủ mê man thì thấy một ông già râu bạc trắng, ông ta bước đến gần bảo rằng ăn cây nho mọc bên bờ suối không những giúp anh thỏa cơn đói mà còn kéo dài tuổi thọ. Nói xong ông ta biến mất. .

Sau khi người tiều phu tỉnh dậy, mơ thấy đám cỏ dại như cây nho mọc sau một tảng đá lớn cách đó không xa, đói quá nên không nghĩ ngợi gì nhiều, liền nắm lấy một nắm bỏ vào miệng. Nó hơi đắng, nhưng sau khi ăn nó, anh cảm thấy sảng khoái và kiệt sức. Theo cách này, người tiều phu ở trong núi sâu 40 năm dựa vào cây nho giống cỏ dại, khi xuống núi còn trẻ khỏe mạnh, người dưới chân núi đã chết rồi. Đây là loài “cỏ tiên” trong truyền thuyết – Giảo cổ lam.

0/5 (0 Reviews)

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “GIẢO CỔ LAM – 絞股藍”