Tên khoa học

Quế chi là cành quế nhỏ phơi khô. Hiện nay có ba loại quế chính được sử dụng làm thuốc với tên khoa học khác nhau:

  • Quế Thanh Hóa: Cinnamomum loureirii Nees
  • Quế Trung Quốc: Cinnamomum cassia Blume
  • Quế Sri Lanka: Cinnamomum zeylanicum Nees

Xuất xứ

Tại Việt Nam, cây quế được trồng phổ biến ở nhiều địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An, Yên Bái,… Quế Trung Quốc được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam. Trong đó, quế Thanh Hóa được coi là loại dùng làm thuốc tốt nhất. Quế chi được thu hoạch từ cành nhỏ những cây quế trên hai năm tuổi. Cành cây thường được thu hoạch vào mùa xuân, phơi trong bóng râm rồi thái hoặc cắt thành từng đoạn.

Tác dụng

Quế chi có vị cay, ngọt, tính nóng có tác dụng phát hãn giải cơ, ôn kinh, thông dương. Quế chi được sử dụng trong các trường hợp:

  • Cảm mạo phong hàn có mồ hôi.
  • Đau bụng kinh.
  • Bế kinh do hàn thấp.
  • Đau bụng, đau dạ dày, cơn co thắt đại tràng do lạnh.
  • Đau khớp, đau dây thần kinh, co cứng cơ do lạnh.
  • Chữa ho, long đờm.
  • Hóa khí lợi tiểu.

Đối tượng sử dụng

Quế chi có thể sử dụng cho hầu hết mọi đối tượng ở các lứa tuổi khác nhau..

Cách dùng – liều dùng

Quế chi cắt khúc sắc dùng làm thuốc. Liều dùng 3 – 10g/ngày.

Lưu ý

Do quế chi có tính nóng nên không sử dụng cho người mắc chứng âm hư hỏa vượng:

  • Suy nhược thần kinh thể ức chế giảm.
  • Huyết áp cao thể can dương thịnh.
  • Chảy máu do nhiệt gây tổn thương tân dịch.
  • Phụ nữ có thai, kinh nguyệt nhiều dùng thận trọng

Bảo quản

Quế chi sơ chế, phơi khô chỉ cần bảo quản trong lọ, túi kín ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt độ phòng.

0/5 (0 Reviews)

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “QUẾ CHI – 桂 枝”