Tên khoa học
Vitex rotundifolia thuộc họ Cỏ roi ngựa.
Tên khác: Kinh tử, vạn kim tử, quan âm,…
Xuất xứ
Mạn kinh tử có nguồn gốc từ các nước Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia. Tại nước ta, cây mọc hoang ở khắp nơi như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Đặc điểm nổi bật
Mạn kinh tử là cây có mùi thơm, cao khoảng 3m. Cành non hình vuông, dày đặc; cành già hình tròn, sáng bóng. Các lá mọc đối, hình trứng, dài 2 đến 5 cm, rộng 1 đến 3 cm, tròn ở đỉnh và hình nón ở dưới. Đài hoa hình bầu dục, 5 thùy, dày đặc màu trắng muốt ở bên ngoài; tràng hoa màu trắng, đỉnh 5 thùy. Quả mạn kinh tử tương đối đặc biệt: hình cầu, mặt ngoài màu nâu đỏ đen, có phủ lớp phấn màu trắng tro; trên đỉnh có lỗ hơi lõm xuống, cuống có đài chia thành 2-5 thùy bao quanh ⅓ đến ⅔ quả; quả khi chín có màu đen. Thời kỳ ra hoa là tháng 7 và thời kỳ đậu quả là tháng 9. Vị thuốc mạn kinh tử được sử dụng trong đông y là quả chín thu hái vào mùa thu và phơi nắng.
Tác dụng
Theo y học cổ truyền, mạn kinh tử vị đắng, cay, tính bình, quy kinh can, bàng quang; có tác dụng phát tán phong nhiệt, lợi niệu, thông kinh hoạt lạc. Mạn kinh tử được ứng dụng trong:
- Chữa cảm mạo phong nhiệt gây hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu.
- Chữa viêm màng tiếp hợp cấp.
- Chữa đau khớp, gân cơ.
- Chữa phù thũng do viêm thận, phù dị ứng.
Y học hiện đại đã chứng minh các tác dụng của mạn kinh tử đối với sức khỏe, bao gồm:
- Chống xơ vữa động mạch: Các hoạt chất casticin, artemetin, hesperidin, luteolin, vitexin, axit vanillic trong mạn kinh tử có tác dụng ức chế quá trình peroxy hóa lipid, giảm hàm lượng carbonyl. Từ đó, ức chế quá trình hình thành các mảng xơ vữa trong động mạch.
- Cải thiện hệ tuần hoàn: Chiết xuất mạn kinh tử có thể làm tăng tốc độ lưu thông máu, cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể.
- Kháng khuẩn: Mạn kinh tử có khả năng ức chế mạnh đối với Hepatococcus, Staphylococcus aureus, liên cầu khuẩn nhóm A và neisseria.
- Hạ huyết áp: Mạn kinh tử có tác dụng hạ huyết áp rõ ràng nhờ cơ chế kích thích hệ thần kinh phó giao cảm.
- Long đờm, giảm hen suyễn: Nước sắc mạn kinh tử có thể làm giãn cơ trơn khí quản đồng thời có tác dụng long đờm và hạ sốt.
Đối tượng sử dụng
- Người mắc cảm mạo phong nhiệt: Sốt, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, họng đỏ, miệng khô,…
- Người bị đau tai, ù tai, điếc.
- Người bị đau khớp.
- Người mắc bệnh thận có phù.
- Người bị đau khớp, đau gân cơ.
- Người bị tăng huyết áp.
Cách dùng – liều dùng
Dùng thuốc sắc lấy nước hoặc tán bột dùng.
Liều dùng:5 – 12g/ngày.
Lưu ý
- Người tỳ hư nhược không dùng mạn kinh tử.
- Phụ nữ mang thai, cho con bú cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
Bảo quản
Bảo quản trong lọ, túi kín ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Câu chuyện thú vị
Ở bờ đông của hồ Bà Dương thuộc tỉnh Giang Tây, có một ngôi làng tên là Đa Bảo, đây là một thế giới của cát. Một thời gian dài trước đây, có hai chị em sống ở Đa Bảo. Chị gái là Hạ Cốc và em trai là Vân Vi, Cha mẹ họ mất từ khi còn nhỏ và cả hai sống dựa vào nhau để kiếm sống, chúng đốn củi và đánh cá để kiếm sống. Truyền thuyết kể rằng một ngày nọ, Vân Vi lên núi đốn củi và suýt chết, Hạ Cốc được sự giúp đỡ của các vị tiên nhân, chiến đấu mưu trí và dũng cảm với các quái vật cát, và cuối cùng dùng mạn kinh tử trên núi để hàng yêu. Sau đó, người dân thị trấn Đa Bảo phát hiện ra rằng quả này sau khi sắc uống có tác dụng cải thiện thị lực, thanh nhiệt, tiêu sưng, giảm đau. Ngày nay, mạn kinh tử trên núi cát bên hồ Bà Dương đã nổi tiếng khắp nơi.
Reviews
There are no reviews yet.