Chi tử – Sơn chi tử vừa được ứng dụng trong nhuộm màu thực phẩm vừa là một vị thuốc thông dụng trong đông y. Vậy chi tử là gì? chi tử có tác dụng gì? cách dùng chi tử như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Vị thuốc chi tử là gì?
Cây dành dành (Gardenia jasminoides Ellis, Cape Jasmine) có nguồn gốc từ miền Bắc Ấn Độ và Ba Tư và phổ biến ở khắp các vùng khí hậu ôn ấm trên thế giới. Thường được thấy nhiều ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Đài Loan…
Quả của cây dành dành chính là vị thuốc Chi tử (zhī zi; 栀子). Đây là một vị thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Chúng được thu hoạch vào mùa thu và mùa đông khoảng tháng 9-11 khi vỏ đã chín chuyển màu đỏ cam. Chi tử có thể dùng ở dạng tươi, khô hoặc sao
Nhờ màu sắc đậm mà chi tử được dùng nhiều trong nhuộm màu tự nhiên. Bên cạnh đó ứng dụng nhiều nhất của chi tử là trong lĩnh vực y tế. Chi tử được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa chứng hỏa uất. Nó vừa thanh nhiệt lương huyết, vừa tiêu ứ thông kinh, trừ đàm.
2. Vị thuốc chi tử có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền, chi tử có vị đắng, tính hàn có tác dụng tả hỏa ở tâm, phế và tam tiêu. Chi tử được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc trị chứng viêm đường tiết niệu, tiểu máu, tiểu buốt, bí tiểu, đau tức ngực sườn, sốt cao…
Chi tử cũng được dùng nhiều trong điều trị các bệnh đường tiêu hóa như viêm gan virus, viêm dạ dày hoặc các tình trạng bệnh dạ dày do hỏa nhiệt.
Y học hiện đại đã phân tách được khoảng 162 hợp chất từ chi tử có hoạt tính sinh học cao trong đó nổi trội là iridoid glycoside và sắc tố vàng. Phần lớn các nhà khoa học tiến hành các nghiên cứu tập trung vào một số tác dụng chính của chi tử theo y học cổ truyền như tác dụng trên hệ tiêu hóa, tim mạch, chống trầm cảm và chống viêm.
Có thể tạm tóm tắt công dụng của chi tử bao gồm:
- Cải thiện tình trạng lo lắng, kích động, trầm cảm, mất ngủ
- Điều trị nhiễm trùng: cúm, sốt, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu chảy máu, ung thư , táo bón ,
- Điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu, tăng huyết áp
- Điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa: viêm dạ dày, viêm gan, bệnh túi mật
- Hoạt tính chống oxy hóa, chống viêm: viêm khớp dangj thấp, giảm sưng, cải thiện hệ thống miễn dịch
- Được bôi ngoài da để cầm máu, chữa lành vết thương, bong gân và đau cơ
- Trong thực phẩm, chi tử được dùng làm chất tạo màu vàng cho thực phẩm.
2.1. Hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch
Theo y học cổ truyền Chi tử vị đắng, sắc đỏ nhập kinh thiếu âm tâm. Chi tử tả tâm hỏa, trị các chứng tâm thống (đau ngực). Nhiều bài thuốc chữa bệnh tim mạch có thành phần chi tử như Long đởm tả can thang (chữa cao huyết áp), Ngưu hoàng thanh tâm hoàn…
Y học hiện đại cũng bắt đầu nghiên cứu và đề xuất ứng dụng chi tử trong điều trị bệnh
- Đại học Wonkwang – Hàn Quốc (2010): Chi tử có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa các bệnh mạch máu, xơ vữa động mạch.
- Đại học Kyung Hee – Hàn Quốc (2005): Crocin – một hoạt chất tìm thấy trong chi tử có tác dụng hạ mỡ máu.
- Đại học Giang Tây (2012): geniposide và aglycone genipin trong chi tử có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa mạnh và chống ngưng tập tiểu cầu từ đó cải thiện tình trạng huyết khối, tắc mạch.
- Đại học Kobe Gakuin – Nhật Bản (2014) : hoạt chất crocetin của chi tử giúp hạ huyết áp và chống huyết khối
2.2. Điều trị các bệnh lý viêm dạ dày và các tổn thương dạ dày do acid và vi khuẩn Hp
Chi tử thanh nhiệt tả hỏa, trị các chứng bệnh liên quan đến vị hỏa, có tác dụng thanh vị chỉ thống. Nhiều bài thuốc chứa chi tử chữa bệnh dạ dày như Việt cúc hoàn, Chi tử thị thang, Tiêu dao đan chi…
Ngày nay người ta ứng dụng chi tử trong điều trị các bệnh lý viêm dạ dày
- Viện nghiên cứu tài nguyên thực vật – Đại học Duksung – Hàn Quốc (2008): Chi tử có chứa axit ursolic và genipin. Chúng có tác dụng trung hòa axit, ức chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori ( H. pylori). Bên cạnh đó nó còn có khả năng gây độc tế bào giúp chống lại tế bào ung thư dạ dày ở người. Genipin và axit ursolic làm giảm các tổn thương dạ dày do HCl/ethanol gây ra. Kết quả của nghiên cứu này bước đầu cho thấy genipin và axit ursolic trong chi tử có thể được ứng dụng trong việc điều trị bệnh viêm dạ dày.
- Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc Thượng Hải (2016): genipin gentiobioside và gardenoside được tách chiết từ chi tử có tác dụng vừa làm giảm diện tích tổn thương dạ dày vừa giảm thể tích bài tiết dịch vị.
- Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng một số chiết xuất từ Chi tử có thể điều trị và ngăn ngừa viêm dạ dày, giúp cải thiện các triệu chứng như Buồn nôn, Nôn mửa, Nóng rát thượng vị, khó tiêu, chướng bụng đặc biệt là vào ban đêm. Chi tử cũng làm giảm tình trạng đại tiện máu.
2.3. Chi tử có tác dụng an thần, chống trầm cảm
Chiết xuất từ Gardenia jasminoides Ellis, cho thấy tác dụng chống trầm cảm tối ưu thông qua điều hòa giảm inositol , glutamate, lactat, và alanin, và điều chế glycine
- Đại học Kansai – Nhật Bản (2010): Chi tử có chứa Crocetin – một hợp chất carotenoid có hoạt tính sinh học cao. Thử nghiệm lâm sàng ở 21 người đàn ông trưởng thành khỏe mạnh có phàn nàn về giấc ngủ nhẹ cho thấy số lần tỉnh giấc lúc ngủ đã giảm so với nhòm dùng giả dược và không có tác dụng phụ từ việc uống crocetin được quan sát thấy. Các nhà khoa học nhận định crocetin có thể góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ
- Đại học Y khoa Nam Kinh (2015) cho thấy Chi tử có tác dụng chống trầm cảm nhanh chóng
2.4. Chi tử ứng dụng trong điều trị các bệnh lý gan – mật
Một trong các ứng dụng phổ biến nhất của chi tử là điều trị các bệnh lý gan mật. Một số bài thuốc điều trị viêm gan, hoàng đản có chứa chi tử như Trừu tân ẩm, Long đởm tả can thang, Chi tử đại hoàng thang, Nhân trần cao thang…
- Đại học British Columbia + Đại học Quốc gia Chonnam – 2004: glycoprotein có trong chi tử có tác dụng chống oxy hóa và chống apoptotic tế bào.
- Đại học Sungkyunkwan – 2010: genipin có trong chi tử làm giảm rõ rệt sự gia tăng hoạt động của aminotransferase huyết thanh và quá trình peroxy hoá lipid. Kết quả này cho thấy genipin cung cấp khả năng bảo vệ gan rõ rệt.
- Đại học Quốc gia Chonnam – Hàn Quốc (2006): Chi tử có thể cải thiện chức năng gan, bởi vì nó có các hoạt động bảo vệ gan và giảm thiếu máu.
- Đại học Y Thiên Tân – Trung Quốc (2020): genipin có trong chi tử có tác dụng lợi mật, tăng cường đào thải bilirubin. Được đề xuất ứng dụng trong điều trị .
2.5. Tác dụng kháng virus của chi tử
Một số tác dụng thanh nhiệt, hạ sốt của chi tử tuy không mạnh bằng các thuốc như thạch cao hay tri mẫu trong nhóm thuốc thanh nhiệt tả hỏa. Tuy nhiên y học hiện đại bước đầu nghiên cứu về công dụng chống virus và các triệu chứng cúm
- Viện Materia Medica Thượng Hải (2012): Chi tử có chứa nhiều hoạt chất có khả năng chống lại virus cúm A
- Đại học Y Nam Kinh – Trung Quốc (2017): Geniposide, một hợp chất iridoid glycoside chính được chiết xuất từ quả Gardenia jasminoides Ellis, có các hoạt tính sinh học khác nhau bao gồm chống viêm và chống virus cúm A, giảm nhẹ tình trạng viêm phổi cấp.
2.6. Một số tác dụng chữa bệnh khác của chi tử
- Nhiễm khuẩn tiết niệu: viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu máu…
- Chữa thấp khớp
- Cầm máu
- Kiết lị
- Bôi ngoài trong các trường hợp bỏng, viêm da chảy dịch…
- Một nghiên cứu khác cho thấy rằng, Chi tử có thể có thêm các đặc tính chống ung thư. Các nhà nghiên cứu đã đề xuất Chi tử là một tác nhân chống khối u nên được nghiên cứu và phát triển trong tương lai.” Điều này một phần là do nó không gây hại cho gan, thận hoặc tim, giống như các phương pháp điều trị ung thư khác.
3. Một số lưu ý khi sử dụng chi tử
Liều dùng của chi tử phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người dùng, chất lượng dược liệu, cách bào chế… Thông thường liều dùng trong các bài thuốc từ 4-12g/ngày .
Ai nên thận trọng khi sử dụng Chi tử
- Người ăn ít, chán ăn, đại tiện phân lỏng tỳ vị hư hàn
- Gardenia là một chất chống viêm phổ biến và đặc biệt an toàn. Tuy nhiên nếu bạn đang có tình trạng viêm nhiễm vẫn nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bởi vì nó rất hiệu quả đối với bệnh tăng huyết áp , những người có vấn đề về huyết áp nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo rằng nó không khiến huyết áp bị tụt quá thấp.
Cho dù là một vị thuốc an toàn và có nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng trước khi sử dụng Chi tử bạn vẫn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ.
BS Uông Mai