THỤC ĐỊA HOÀNG – 熟地黄

Category:

Tên khoa học

Vì thục địa (Rehmanniae Radix Praeparata) là vị thuốc qua bào chế nên không có tên khoa học riêng, người ta vẫn sử dụng tên khoa học chung với Sinh địa hoàng – Radix Rehmanniae

Xuất xứ

Vùng đất Hoài Khánh của Trung Quốc là nơi sản sinh ra tứ đại danh phẩm dược liệu bao gồm Cúc hoa, Ngưu tất, Sơn dược (Hoài sơn) và Sinh địa. Thục địa được cửu chưng cửu sái từ Sinh địa của đất Hoài Khánh cho chất lượng tốt nhất

Đặc điểm nổi bật

Sinh địa được chọn để bào chế Thục địa là những củ Sinh địa khô, to, tròn, dẻo.

Sinh địa trải qua quá trình bào chế cửu chưng cửu sái với rượu và Sa nhân đến khi thành Thục địa có màu đen tuyền, bóng, khô mà dẻo, vị ngọt, sờ vào không dính màu đen ra tay, thái không ra nước là đạt chuẩn.

Tác dụng

Theo y học cổ truyền Thục địa có vị ngọt tính ôn, có tác dụng tư âm, bổ huyết. trị các chứng: Âm hư huyết thiểu, lao sái cốt chưng, người gầy yếu, di tinh, băng lậu, kinh nguyệt không đều, tiêu khát, ù tai, hoa mắt, chân tay yếu mỏi, cốt chưng triều nhiệt đạo hãn; tiêu khát; đại tiện bí. Cho dù là thận âm hư hay thận dương hư tựu chung là thận hư đầu vựng, nhĩ minh, nhãn hoa, vô lực, lưng đau mỏi… hay thận tinh hư. Vua của các loại thảo dược bổ thận tinh chính là thục địa.

  • Cuốn “Trân châu nang – Trương Nguyên Tố”: đại bổ huyết hư bất túc, thông huyết mạch, ích khí lực.
  • Cuốn “Bản thảo – Uông Ngang”: Thục địa cam, vi ôn, nhập thủ túc thiếu âm, quyết âm kinh. Tư thận thủy, bổ chân âm, trấn cốt tủy, sinh tinh huyết, thông nhĩ minh mục, hắc phát ô tu. Trị lao thương phong tý, thai sản bách bệnh…
  • Cuốn “Bản thảo tùng tân – Ngô Nghi Lạc”: Thục đại tư thận thủy, trấn cốt tủy, lợi huyết mạch, bổ huyết chân âm, thông nhĩ minh mục, hắc phát ô tu. Hựu năng bổ tỳ âm, chỉ cửu tả, trị lao thương phong tý, âm khuy phát nhiệt, can khái đàm thấu, khí đoản suyễn xúc…

Theo y học hiện đại nghiên cứu về thục địa và nhận thấy nó có hơn 140 hợp chất đã được phân lập và xác định, chẳng hạn như polysaccharides, oligosaccharides, glycoside, iridoid glycoside, flavonoid, phenol glycoside ionone, furfural và các nguyên tố vi lượng…. Có tác dụng

  • dưỡng âm bổ huyết, cường tinh, bổ tủy
  • chống tiểu đường, chống lo âu, chống mệt mỏi, chống khối u, giảm viêm niêm mạc ruột và tăng cường miễn dịch
  • tăng cường trí nhớ, thúc đẩy tăng sinh tế bào nội mô mạch máu
  • chống lão hóa và thúc đẩy tái tạo hồng cầu
  • Một loại iridoid glycoside là chỉ số đánh giá chất lượng của thục địa theo Dược điển Trung Quốc (phiên bản 2010). Công thức phân tử và trọng lượng của nó lần lượt là C 15 H 22 O 10 và 362,33. Nghiên cứu mở rộng đã chỉ ra rằng catalpol có tác dụng ở những bệnh nhân mắc bệnh Parkinson (PD), bệnh Alzheimer (AD), thiếu máu cục bộ não (CI) và lão hóa thần kinh thông qua bảo vệ thần kinh, làm giảm suy giảm chuyển hóa năng lượng và ngăn ngừa quá trình chết tế bào thần kinh.

Đối tượng sử dụng

  • Bổ thận, sinh tinh: trị lưng gối đau mỏi, đau cơ xương khớp, nam di tinh, nữ kinh nguyệt không đều, hiếm muộn vô sinh nam nữ…
  • Bổ âm: Âm hư táo bón, âm hư phiền nhiệt, âm hư đạo hãn
  • Bổ huyết: huyết hư đau đầu, huyễn vựng, thiếu máu, thiếu máu cục bộ
  • Người tăng huyết áp, đái tháo đường, Alzheimer, bệnh Parkinson,

Cách dùng – liều dùng

Liều dùng phụ thuộc vào tình trạng bệnh, chất lượng dược liệu và thể trạng người bệnh.

Thục địa bổ huyết, dưỡng can, ích thận. Trị chứng huyễn vựng do huyết hư, âm hư, can thận bất túc.

  • Bổ huyết thường dùng kèm với đương quy, bạch thược…
  • Bổ can thận thường dùng cùng sơn thù du
  • Chữa chứng tâm quý (hồi hộp), thất miên (mất ngủ) phối cùng đẳng sâm, phục linh, toan táo nhân…
  • Chữa kinh nguyệt không đều phối cùng đương quy, bạch thược, hương phụ…
  • Chữa băng lậu phối cùng a giao, đương quy, bạch thược…

Thục địa bổ thận âm hư chuyên trị các chứng cốt chưng triều nhiệt, đạo hãn, di tinh, tiêu khát…

  • Chữa thận âm hư dùng cùng sơn thù du, đan bì…
  • Âm hư hỏa vượng, cốt chưng triều nhiệt… phối cùng quy bản, tri mẫu, hoàng bá…

Lưu ý

Thục vị có tính nê trệ, dùng độc vị dễ gây tình trạng đầy bụng nếu tiêu hóa không tốt.

Chứng đờm thịnh, tỳ vị hư hàn nên thận trọng

Người tỳ vị hư nhược, khí trệ đàm đa, phúc mãn tiện di cấm dùng.

Không dùng dụng cụ đồng, sắt để bào chế thục địa. Nếu dùng sẽ khiến tổn thương vinh vệ, râu tóc bạc.

Bảo quản

Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.

Câu chuyện thú vị

Trong cuốn “Bản thảo thừa nhã bán kệ” của Lư Chi Di có viết “Đất sau khi trồng địa hoàng có vị đắng. Sau khi trồng địa hoàng thì năm đầu tiên nên trồng Ngưu tất, 2 năm sau đó trồng Sơn dược. Sau khoảng 10 năm, khi đất ngọt trở lại mới bắt đầu trồng địa hoàng. Nếu không sẽ khiến chất lượng của địa hoàng bị giảm, thường đắng và “gầy” (tức củ nhỏ) khó mà làm thuốc được.” Có vậy mới biết vì sao cây địa hoàng còn một tên khác là địa tủy. Sở dĩ là vì khả năng hút chất tinh hoa trong đất của địa hoàng. Cũng là để khẳng định tính bổ của thục địa mạnh như thế nào.

0/5 (0 Reviews)

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “THỤC ĐỊA HOÀNG – 熟地黄”