CỬU VỊ THÔNG KHIẾU

  • Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý ở đường hô hấp cấp hoặc mãn tính như: viêm mũi – họng, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm xoang cấp và mãn tính.
  • Người bị cảm mạo, gai rét, sợ gió, sợ lạnh, chảy nước mũi, tắc mũi…
  • Sốt không ra mồ hôi.
  • Dự phòng các bệnh lây truyền qua đường hô hấp như cúm, covid 19…
Mã: CVTK Danh mục:

Thành phần bài thuốc: 

Đinh hương, Xạ hương, Gừng, Xả, Quế chi, Lá/Vỏ bưởi, Lá tía tô, Lá bạc hà, Lá kinh giới

Đặc điểm nổi bật: 

Cỏ xạ hương và đinh hương tạo nên tính ưu việt trong việc bảo vệ đường hô hấp trước các tác nhân bên ngoài như gió, không khí lạnh, virus, vi khuẩn nhất là đại dịch Covid 19…

  • Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Những tiến bộ trong Nghiên cứu Y sinh và Y học – 2021 kết luận: Cây cỏ xạ hương , có đặc tính chống oxy hóa cao , tăng cường hệ thống miễn dịch và bằng cách tạo ra tác dụng kháng vi-rút có thể làm giảm các triệu chứng của coronavirus ; do đó, nó được khuyến khích để giảm các triệu chứng của COVID-19.
  • Nghiên cứu năm 2021 của các nhà khoa học Italy: Công dụng chữa bệnh của đinh hương trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh về đường hô hấp và hoạt động đã được chứng minh bằng thực nghiệm của nó chống lại các loại vi rút khác nhau, cũng như các đặc tính chống viêm, kích thích miễn dịch và chống huyết khối của nó, tất cả tạo nên bức tranh về tầm quan trọng tiềm tàng của đinh hương và các thành phần phytochemical trong cuộc chiến chống lại bệnh COVID-19. Ngoài các tính năng nêu trên, tinh dầu đinh hương đã cho thấy tác dụng kháng khuẩn đáng kể chống lại nhiễm trùng của bệnh nhân nhập viện bị ức chế miễn dịch, cho thấy công dụng của nó là cũng ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn thứ cấp ở bệnh nhân COVID-19. Như vậy đinh hương có vai trò nhất định trong phòng ngừa và điều trị COVID-19.

Đối tượng sử dụng: 

  • Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý ở đường hô hấp cấp hoặc mãn tính như: viêm mũi – họng, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm xoang cấp và mãn tính.
  • Người bị cảm mạo, gai rét, sợ gió, sợ lạnh, chảy nước mũi, tắc mũi…
  • Sốt không ra mồ hôi.
  • Dự phòng các bệnh lây truyền qua đường hô hấp như cúm, covid 19…

Cách dùng – Liều dùng

  • Đun sôi phần lá thảo dược với 3 lít nước sạch, sau đó cho gói bột vào đun sôi thêm 5 phút. (tốt nhất nên đun sôi nước rồi cho các loại lá vào, sau đó mới tiếp tục cho gói bột vào)
  • Để nồi xông dưới sàn nhà hoặc trên giường, mở nắp nồi, dùng chăn mềm trùm kín người và nồi, không để hơi thoát ra ngoài, không để gió lùa vào trong. Chuẩn bị sẵn 1 chiếc đũa để khuấy thảo dược khi hơi không còn bốc lên nhiều.
  • Cũng có thể đổ nước xông vào bình để xông mũi họng để xông.
  • Xông khoảng 7-10 phút, lau khô người.
  • Ngày xông 1 lần.

Lưu ý

  • Cách đun:

    • Cần canh lửa vừa phải, nắp nồi đậy kín, khi nước sôi trở lại 2 – 3 phút thì bắc xuống và xông ngay.
  • Cách xông:

    • Phòng xông cần đủ kín.
    • Khi thấy nồi nước xông chuẩn bị sôi thì cho người bệnh cởi bỏ quần áo ngoài, mặc bộ quần áo mỏng. (nên có người thân đun nồi xông, người bệnh có thời gian chuẩn bị.)
    • Người bệnh ngồi trên một mặt phẳng, tư thế xếp bằng hoặc xếp chân sang một bên, ngẩng cao đầu, nghiêng sang một bên để tránh hơi nước nóng phả mạnh vào mặt, đặt nồi nước xông trước mặt, trùm chăn kín, rồi từ từ mở hé vung nồi cho hơi nước thoát ra, sao cho độ nóng vừa ở mức chịu đựng được. (có thể xông trong phòng kín không cần trùm chăn)
    • Hít thở mạnh và sâu để hương tinh dầu vào sâu trong phế nang.
    • Thời gian xông hơi khoảng 7 – 10 phút (có thể 15 phút với những người ra ít mồ hôi). Đậy vung nồi lại, lau sạch mồ hôi bằng khăn khô sạch, thay quần áo, xong mở chăn. Có thể cho người bệnh ăn ngay bát cháo nóng sau khi xông xong.
    • Trẻ con và người già cần xông thời gian ngắn và có người thân theo dõi sát.
  • Thận trọng

Đối tượng cần thận trọng khi xông (nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ)

    • Người bị bệnh huyết áp, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai, những người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, mới ốm dậy thể trạng còn yếu, người cao tuổi, trẻ em, người có biểu hiện tâm thần..
    • Không dùng trong trường hợp cảm ra nhiều mồ hôi, đang sốt cao.
    • Sau khi xông nên tránh gió, tránh lạnh, tránh nước ít nhất 30 phút. Tốt nhất sau xông nên uống bổ sung thêm nước ấm hoặc ăn cháo hoa.
  • Số lần xông:

    • 1 tuần không xông quá 3 lần liên tục.
    • Ngay khi hết hoặc thuyên giảm triệu chứng nên dừng xông.

Bảo quản

  • Bảo quả nơi khô ráo, thoáng mát
  • Không để gần tầm với của trẻ

Câu chuyện thú vị

1. Cỏ xạ hương

Có lẽ Châu Âu chính là nơi cỏ xạ hương đạt đến đỉnh cao của “danh vọng”. Người Ai Cập lựa chọn cỏ xạ hương là thành phần quan trọng trong việc ướp xác Pharaon. Người Ai Cập dùng cỏ xạ hương như một chất bảo quản tự nhiên. Đồng thời hương thơm bền lâu của chúng xua đổi côn trùng xâm phạm vào xác ướp của các bậc tôn kính. Trong các y văn cổ của người Ai Cập – Ebers Papyrus 1550 TCN cũng ghi chép việc sử dụng cỏ xạ hương trong điều trị bệnh.

Người Hy Lạp cổ đại thường dùng cỏ xạ hương trong đền thờ. Họ thường tẩy trần bằng nước có xạ hương trước khi vào đền. Họ tin rằng cỏ xạ hương giúp họ tự tin hơn khi giao tiếp với các vị thần.

2. Đinh hương

Vào thế kỷ 4 TCN và đầu thời kỳ nhà Tây Hán thì các lãnh chúa Trung Hoa phong kiến đã bắt buộc mọi người phải nhai đinh hương để làm thơm hơi thở của họ trước khi nói trước mặt các lãnh chúa này.

Vào cuối thế kỷ 15, người Bồ Đào Nha đã chiếm trọn vẹn quyền khai thác tuyến thương mại này, bao gồm cả việc kinh doanh đinh hương, nhờ Hiệp ước Tordesillas với Tây Ban Nha và hiệp ước riêng rẽ khác với quốc vương Hồi giáo Ternate (đảo thuộc quần đảo Molucca, Indonesia). Người Bồ Đào Nha đã đem một lượng lớn đinh hương vào châu Âu, chủ yếu từ nguồn trên quần đảo Molucca. Đinh hương khi đó là một trong các gia vị thuốc bắc có giá trị nhất, 1 kg Đinh hương trị giá khoảng 7g vàng.

0/5 (0 Reviews)

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “CỬU VỊ THÔNG KHIẾU”