Sản phẩm Lục vị địa hoàng cao dựa trên bài thuốc Lục vị địa hoàng hoàn, lựa chọn những loại thảo dược đạt tiêu chuẩn chất lượng và bào chế theo đúng phương pháp cổ truyền nhằm giữ nguyên giá trị nâng cao sức khỏe cho mọi người đồng thời cải tiến để tăng tính tiện dụng.
Công dụng của sản phẩm
Tư âm, bổ can thận
Thành phần của sản phẩm
Thục địa | 32g |
Sơn dược (Hoài sơn) | 16g |
Sơn thù | 16g |
Trạch tả | 12g |
Đan bì | 12g |
Bạch linh | 12g |
Mật ong, tá dược vừa đủ 150g |
Đối tượng sử dụng
- Can thận âm hư: lưng đau, gối mỏi. Đầu váng, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ. Ù tai, điếc tai. Lòng bàn tay bàn chân nóng, miệng khô, họng khát, nhiệt miệng, đau răng. Móng tay chân khô giòn dễ gãy, rụng tóc, răng lung lay, sốt về chiều, đại tiện táo…
- Trẻ em ra mồ hôi trộm, đái dầm, khóc đêm, chậm lớn, táo bón…
- Suy giảm trí nhớ, viêm đường tiết niệu
- Phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh bốc hỏa
- Nam giới di tinh, mộng tinh
- Người tăng huyết áp, đái tháo đường, tâm căn suy nhược
- Tăng cường miễn dịch
Cách sử dụng sản phẩm
Mỗi ngày dùng 10g (2 thìa cà phê) pha với 100ml nước sôi, uống sau ăn trưa.
Lưu ý khi sử dụng
- Không dùng cho người mẫn cảm với các thành phần có trong sản phẩm.
- Người Tỳ vị hư hàn, tiêu chảy
- Người Thận dương hư, chân tay lạnh hoặc vong dương
- Người Cảm mạo
- Phụ nữ có thai và cho con bú tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
Liệu trình sử dụng
1-3 hộp hoặc khi tình trạng cải thiện như ý muốn thì có thể dừng uống, hiệu quả nhanh hay chậm tùy cơ địa từng người.
Quy cách đóng gói
Dạng hộp cứng chứa 150g cao đặc
THÔNG TIN THAM KHẢO
Lục vị địa hoàng hoàn là một trong những bài thuốc kinh điển nổi tiếng bậc nhất trong hàng ngũ các bài thuốc cổ phương. Ra đời cách đây gần 1000 năm và từng được coi là Thánh dược Nhi khoa, đến nay bài thuốc vẫn được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh ở trẻ em và nhiều chứng bệnh của người lớn cả nam lẫn nữ.
Mới đây trong Quyết định số 4539/QĐ-BYT Về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch COVID-19” cũng đưa Lục vị địa hoàng hoàn vào danh sách các bài thuốc điều trị COVID-19 giai đoạn hồi phục.
Có thể thấy cho dù đã xuất hiện cách đây gần một thiên niên kỷ nhưng Lục vị địa hoàng hoàn vẫn còn rất nhiều giá trị với sức khỏe con người của thời hiện đại.
Phân tích bài thuốc Lục vị địa hoàng hoàn
Dược vị | Công dụng | ||
Quân | Thục địa | tư âm bổ thận, sinh huyết sinh tinh | Tam bổ |
Thần | Sơn thù du | ôn can trục phong, sáp tinh bí khí, | |
Sơn dược | thanh hư nhiệt tại phế tỳ, bổ tỳ, cố thận sáp tinh | ||
Tá | Đan bì | lương huyết thanh nhiệt, tả hỏa can thận, giảm bớt tính ôn sáp của Sơn thù. | Tam tả |
Phục linh | Thấm thấp nhiệt ở tỳ, thông thận giao tâm, trợ Sơn dược kiện tỳ | ||
Sứ | Trạch tả | Tả thủy tà ở bàng quang, thông nhĩ minh mục. Làm giảm tính nê trệ của Thục địa |
Công dụng của bài thuốc
Thời kì đầu Lục vị được danh y Tiền Ất chuyên dùng trong điều trị nhi khoa chữa các chứng tiên thiên bất túc: chậm mọc răng, chậm biết đi, thóp hở, nghẹo cổ (trẻ không giữ cổ thẳng) và một số chứng sốt ở trẻ em… cứu được rất nhiều trẻ nhỏ thoát khỏi nạn chết non.
Về sau, nhờ những tác dụng tuyệt vời của bài thuốc mà các danh y đã ứng dụng Lục vị địa hoàng hoàn trong nhiều chứng bệnh của cả người lớn.
Cho đến ngày nay Lục vị chủ trị các chứng can thận bất túc, chân âm suy tổn, tinh khô huyết kém, lưng đau chân nhức, di tinh, đại tiện máu, tiêu khát, lâm lịch bí tiểu, đờm dãi, hoa mắt, mắt mờ, ù tai, điếc tai, khô cổ, đau họng, mất tiếng, triều nhiệt (sốt về chiều), đau răng vì hư hỏa, buồn phiền vật vã, lưỡi khô đau, đau gót chân, thiếu máu, các chứng lở loét hạ bộ…
Ứng dụng lâm sàng của bài thuốc Lục vị địa hoàng:
Dựa trên kinh nghiệm dùng thuốc cũng như nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, ngày nay Lục vị địa hoàng hoàn được dùng trong điều trị nhiều bệnh mạn tính như:
- suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể,
- viêm họng mạn tính, lao phổi,
- tiểu đường,
- viêm thận mạn tính, lao thận,
- cường tuyến giáp,
- huyết áp cao, tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp,
- bệnh về mắt (viêm dây thần kinh thị giác, viêm võng mạc trung tâm, teo dây thần kinh thị giác,…),
- di tinh, rối loạn cương dương (bất dục nam giới,
- phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh;
Ngoài ra bài thuốc còn giúp tăng cường miễn dịch, thúc đẩy quá trình chuyển hóa, tăng cường hormon vỏ thượng thận, chống ung thư…
1. Thục địa
Tiêu chuẩn thục địa trong sản phẩm Lục vị địa hoàng cao
Thục địa được chọn lọc từ những củ sinh địa to béo, đạt chất lượng. Trải qua phương pháp cửu chưng cửu sái cổ truyền để tạo ra thục địa đạt tiêu chuẩn màu đen, bóng, khô mà dẻo, sờ không bị dính tay, thái không bị ra nước, ăn có vị ngọt.
Tác dụng của Thục địa đối với sức khỏe
Thục địa bổ huyết, dưỡng can, ích thận.
Nghiên cứu về tác dụng dược lý của thục địa cho thấy
- Hơn 140 hợp chất đã được phân lập và xác định có trong thục địa. Chẳng hạn như polysaccharides, oligosaccharides, glycoside, iridoid glycoside, flavonoid, phenol glycoside ionone, furfural và các nguyên tố vi lượng…
- Thục địa có tác dụng dưỡng âm bổ huyết, cường tinh, bổ tủy
- Chống tiểu đường,
- Chống lo âu, chống mệt mỏi,
- Chống khối u, giảm viêm niêm mạc ruột và tăng cường miễn dịch
- Tăng cường trí nhớ, thúc đẩy tăng sinh tế bào nội mô mạch máu
- Chống lão hóa và thúc đẩy tái tạo hồng cầu
- Catalpol trong Thục địa có tác dụng ở những bệnh nhân mắc bệnh Parkinson (PD), bệnh Alzheimer (AD), thiếu máu cục bộ não (CI) và lão hóa thần kinh thông qua bảo vệ thần kinh, làm giảm suy giảm chuyển hóa năng lượng và ngăn ngừa quá trình chết tế bào thần kinh.
2. Sơn dược – Hoài sơn
Tiêu chuẩn Sơn dược (Củ mài) trong Lục vị địa hoàng cao
Sơn dược có rất nhiều loại và được trồng phổ biến ở các vùng Hà Bắc, Đông Bắc, Sơn Đông, Hà Nam, Giang Tô, Chiết Giang… Tuy nhiên Sơn dược trồng ở đất Hoài Khánh thuộc tây bắc tỉnh Hà Nam là loại tốt nhất. Lục vị đại hoàng cao sử dụng Sơn dược Hoài Khánh (được gọi là Hoài sơn). Sở dĩ Sơn dược đất Hoài Khánh tốt là vì khí hậu Hoài Khánh mùa xuân không quá khô, mùa hạ không quá nóng, mùa thu không bị ngập úng, mùa đông không quá lạnh.
Tác dụng của Hoài sơn đối với sức khỏe
Trong y học cổ truyền hoài sơn dùng trong điều trị:
- Bổ phế tỳ, chỉ tả (chữa tiêu chảy),
- Âm hư sinh nội nhiệt: hoài sơn bổ âm nên thanh nhiệt.
- Nhuận bì phu
- Ích thận, trị chứng hư tổn lao thương, di tinh
- Bổ tâm khí, chữa chứng hay quên
- Dùng ngoài trong các trường hợp mụn nhọt, vết loét da…
Theo y học hiện đại,
- Hoài sơn được sử dụng trên lâm sàng để điều trị bệnh tiêu hóa. Như chứng kém ăn, tiêu chảy mãn tính, hỗ trợ tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột…
- Hoài sơn được nhiều nghiên cứu khẳng định về khả năng kiểm soát đường huyết. Cải thiện các triệu chứng và dự phòng biến chứng của bệnh tiểu đường. Hạ huyết áp. Cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu và kiểm soát cân nặng. Giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch…
- Hoài sơn rất giàu mangan, một khoáng chất hỗ trợ quá trình chuyển hóa carbohydrate và rất quan trọng để sản xuất năng lượng và chống oxy hóa. Nó cũng là một nguồn cung cấp tuyệt vời Vitamin C và các chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do có thể làm hỏng DNA, gây ra các bệnh tim và ung thư.
- Hoài sơn làm chậm sự xuất hiện của các dấu hiệu lão hóa và làm cho làn da trở nên trắng mịn và tươi trẻ hơn.
- Hoài sơn chứa allantoin, một hợp chất tự nhiên có thể đẩy nhanh sự phát triển của các mô khỏe mạnh và giảm thời gian chữa bệnh.
- Diosgenin trong Hoài sơn là một phytoestrogen, một loại estrogen thực vật tự nhiên. Vì thế Hoài sơn rất tốt với phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Giúp cải thiện các triệu chứng bốc hỏa, khô âm đạo, loãng xương…
- Hoài sơn chứa một lượng vi lượng kẽm, mangan, sắt, đồng và selen. Việc sử dụng Hoài sơn như một chất bổ sung hàng ngày có lợi như một chất chống oxy hóa.
3. Sơn thù
Tiêu chuẩn Sơn thù trong Lục vị địa hoàng cao
Sơn thù được lựa chọn cẩn thận. Các quả sơn thù có thịt dày, ít hạt và được loại bỏ hoàn toàn phần hạt. Sơn thù có tác dụng thu liễm nhưng hạt Sơn thù lại gây chứng hoạt tinh, tiết tinh ở nam giới vì vậy trong quá trình bào chế việc loại bỏ hạt Sơn thù du là đặc biệt quan trọng. Sơn thù dùng trong Lục vị địa hoàng cao đã được bào chế cùng với rượu theo phương pháp truyền thống để làm tăng tính ôn ấm cũng như công dụng của Sơn thù
Tác dụng của Sơn thù đối với sức khỏe con người
Trong y học cổ truyền, Sơn thù du có vị chua tính ôn sáp, bổ thận ôn can, cố tinh bí khí (khí bế tàng), cường âm trợ dương, an ngũ tạng, thông cửu khiếu, súc tiểu tiện. Thường xuất hiện trong các bài thuốc bổ can thận, chữa dau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều lần, tiểu đêm, vàng mắt, ù tai, điếc tai, ra mồ hôi, di tinh, đa kinh, rong kinh…
Trong một nghiên cứu tổng quan về Sơn thù của Viện Khoa học Y tế Trung Quốc và Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc Bắc Kinh công bố năm 2018 trên tạp chí Y học Trung Quốc của Hiệp hội Y học Trung Quốc quốc tế cho biết dựa trên các nghiên cứu dược lý hiện đại, khoảng 90 hợp chất đã được phân lập và xác định từ Sơn thù bao gồm terpenoit, flavonoit, tannin, polysaccharid, phenylpropanoid, sterol, axit cacboxylic, furan và các chất khoáng. Trong đó, iridoids, tannin và flavonoid là những thành phần chính. Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng Sơn thù có tác dụng hạ đường huyết, chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư, bảo vệ thần kinh, bảo vệ gan và các hoạt động bảo vệ thận.
Đối với các bệnh lý nam khoa, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chiết xuất Sơn thù
- Có thể tăng cường khả năng vận động của tinh trùng người
- Cải thiện chứng rối loạn cương dương
- Tăng tỷ lệ tinh trùng sống và điều chỉnh nồng độ testosterone
- Ức chế tăng sản tuyến tiền liệt lành tính.
4. Trạch tả – Rhizoma Alismatis (RA)
Tiêu chuẩn Trạch tả trong Lục vị địa hoàng cao
Trạch tả chọn những củ to, tròn, chắc, ruột màu trắng hoặc hơi vàng, hơi xốp, được thu hoạch trước khi cây ra hoa. Trạch tả sau khi qua giai đoạn tuyển chọn kĩ lưỡng, sơ chế sẽ tiếp tục được bào chế với muối theo phương pháp cổ truyền nhằm hỗ trợ dược tính, nâng cao hiệu quả của việc dẫn thuốc vào thận.
Tác dụng của Trạch tả đối với sức khỏe con người
Trong y học cổ truyền, Trạch tả có vị ngọt mặn, tính lạnh có tác dụng lợi thủy thẩm thấp, thanh nhiệt tả hỏa. Trạch tả thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa nhiễm trùng đường tiết niệu (tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu khó, tiểu máu…); phù; thấp nhiệt ở can gây hoa mắt chóng mặt; thấp nhiệt đại trường gây chứng tiêu chảy, tả lỵ; tiết tinh, hoạt tinh ở nam giới …
Y học hiện đại nghiên cứu và mở rộng ứng dụng của Trạch tả hơn nhiều so với y học cổ truyền. Mới đây nhất năm 2020, Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc công bố nghiên cứu về thành phần hóa học của Trạch tả và các hoạt động sinh học của chúng cho kết quả có hơn 220 hợp chất đã được phân, bao gồm triterpenoids, sesquiterpenoids, diterpenoids, polysaccharides, hợp chất nitơ, phenylpropanoids, flavon và steroid. Các nghiên cứu dược lý cho thấy Trạch tả có tác dụng chống sỏi niệu, chống đái tháo đường, kháng u, chống oxy hóa…
Năm 2017, Viện Khoa học Y tế Trung Quốc, Đại học Ma Cao đã công bố nghiên cứu tiềm năng điều trị của Trạch tả cũng cho kết luận một loạt các hợp chất hóa học, chủ yếu là triterpenoit, sesquiterpenoit và diterpenoit, đã được phân lập từ Trạch tả. Chiết xuất và các hợp chất hoạt tính của Trạch tả có nhiều tác dụng dược lý. Ví dụ: lợi tiểu, chống rối loạn chuyển hóa, bảo vệ gan, điều hòa miễn dịch, chống loãng xương, chống viêm, các hoạt động kháng u, kháng khuẩn và kháng vi rút.
Trong các báo cáo nghiên cứu của mình, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc cũng khẳng định Trạch tả – một loại thảo dược lợi tiểu ở châu Á và châu Âu, được phát hiện có hoạt tính chống tăng lipid máu. 19 chất chuyển hóa được xác định là dấu ấn sinh học tiềm năng liên quan đến tác dụng chống tăng lipid máu của Trạch tả. Sau khi điều trị bằng Trạch tả, các chất chuyển hóa bị xáo trộn này được phục hồi về mức bình thường hoặc gần như bình thường. Trạch tả có thể làm giảm bớt các rối loạn chức năng do chế độ ăn uống nhiều chất béo gây ra trong các con đường trao đổi chất này.
Alisol A 24-acetate là một thành phần hiệu quả của chiết xuất Trạch tả. Chất này thường được sử dụng trong điều trị tăng lipid máu. Đại học Trung y Quảng Châu năm 2019 công bố nghiên cứu thử nghiệm trên chuột nhận thấy
- Sau khi điều trị bằng Alisol A 24-acetate, nồng độ TC, TG và LDL-C giảm đáng kể. Mức HDL-C được tăng lên.
- Alisol A 24-acetate làm giảm hiệu quả sự lắng đọng lipid gan ở chuột bị tăng lipid máu.
Vì thế ngày nay nhiều chuyên gia ứng dụng Trạch tả trong điều trị rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ.
Là một loại thuốc dân gian từ lâu đã được sử dụng để tăng cường sức khỏe và tuổi thọ. Trạch tả hiện đã được đưa vào Dược điển Trung Quốc như một loại thuốc lợi tiểu thảo dược truyền thống nhờ độc tính thấp, hiệu quả cao và tác dụng phụ tối thiểu. Tecpenoit là thành phần chính được cho là có liên quan trực tiếp, quyết định khả năng lợi tiểu của Trạch tả và có tác dụng lợi tiểu gần như tương đương với Hydrochlorothiazide – một loại thuốc lợi tiểu quai khá phổ biến của y học hiện đại.
Bên cạnh đó các chuyên gia của Đại học Y học Trung Quốc nhận thấy ethyl acetate và phần n-butanol có tác dụng lợi tiểu đáng chú ý. Các nhà khoa học nhận thấy Trạch tả có tác dụng kép trên chức năng thận. Chúng bao gồm tác động thúc đẩy hoạt động lợi tiểu và ức chế hoạt động lợi tiểu.
5. Đan bì
Tiêu chuẩn Đan bì trong Lục vị địa hoàng cao
Đan bì được lựa chọn là vỏ rễ cây mẫu đơn trồng ở vùng An Huy – Trung Quốc. Có vỏ ngoài màu nâu vàng, ruột màu trắng hơi hồng, bột mịn, mặt cắt mịn và tương đối phẳng. Đan bì của An Huy là loại Đan bì tốt nhất trên thị trường. Các cây mẫu đơn được lựa chọn đều trên 4 năm tuổi.
Tác dụng của Đan bì đối với sức khỏe con người
Trong y học cổ truyền, Đan bì được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh tim mạch, huyết hư, huyết ứ, và các bệnh sinh dục nữ
Các nghiên cứu về hóa thực vật chỉ ra rằng Đan bì chứa nhiều chất chuyển hóa thứ cấp có giá trị, chẳng hạn như monoterpene glycoside và phenol. Nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu dược lý cho thấy Đan bì có nhiều hoạt tính. Chẳng hạn như tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống khối u, chống tiểu đường, bảo vệ tim mạch, bảo vệ thần kinh, bảo vệ gan.
Có khoảng 119 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc từ Đan bì. Có thể được phân thành bảy lớp: monoterpenes, monoterpene glycoside, flavonoid, tannin, triterpenoids, phenol và các loại khác. Monoterpene glycoside và phenol là những thành phần chủ yếu trong Đan bì.
- thành phần phenolic là yếu tố đóng góp chính cho các hoạt động chống oxy hóa trong Đan bì
- paeonol và paeoniflorin có trong Đan bì có tác dụng chống viêm. Nó ức chế toàn diện nhiều loại kích hoạt của các gen liên quan đến viêm. Đặc biệt paeoniflorin tương đối nhạy với các tổn thương viêm khớp.
- Nhiều nghiên cứu khác nhau đã được tiến hành về tác dụng chống khối u của Đan bì trong những năm gần đây. Chẳng hạn như ung thư biểu mô ống vú, ung thư ruột kết, ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư dạ dày và ung thư thực quản
- Thúc đẩy tuần hoàn máu và làm giảm bớt tình trạng ứ đọng máu. Ngày nay Đan bì được chứng minh có khả năng bảo vệ cơ tim khỏi tổn thương do thiếu máu cục bộ / tái tưới máu bằng cách khôi phục hệ thống phòng thủ chống oxy hóa và tăng biểu hiện của gen chống apoptotic Bcl-2. Bên cạnh đó, paeonol bảo vệ tim chuột bằng cách cải thiện tưới máu khu vực trong thời gian không tái tạo nhờ tác dụng giãn mạch mạnh.
- Đan bì có thể cải thiện rõ rệt quá trình chuyển hóa glucose, làm giảm các biến chứng tiểu đường như biến chứng thận, bệnh não và đục thủy tinh thể do tiểu đường
- Đan bì thể hiện hiệu quả trong việc giảm đau do thần kinh và các bệnh thoái hóa thần kinh, chẳng hạn như bệnh Parkinson. Trong số các hợp chất được báo cáo trong Đan bì, paeonol và paeoniflorin là những hoạt chất nổi tiếng đã cho thấy các hoạt động liên quan đến thần kinh.
- paeoniflorin làm giảm quá trình xơ hóa gan. Paeonol làm giảm bớt độc tính trên gan và cải thiện tình trạng viêm gan nhiễm mỡ do rượu.
- Paeonol có hoạt tính sinh học được chiết xuất từ Đan bì, là một thành phần dược lý quan trọng chịu trách nhiệm về các tác dụng chống xơ vữa động mạch, giảm lipid máu. Paeonol chống lại sự khởi phát và tiến triển của các tổn thương xơ vữa động mạch.
- Gần đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng Đan bì và paeonol cũng có thể điều chỉnh sự biệt hóa tiền tế bào, cân bằng nội môi glucose, peroxy hóa lipid và phản ứng viêm, do đó giảm béo phì.
6. Bạch phục linh
Tiêu chuẩn Bạch linh trong Lục vị địa hoàng cao
Chọn những cây nấm Phục linh to, vỏ xám đen sần sùi, phần thịt màu trắng, rắn chắc. Bỏ phần vỏ, lấy thịt, sơ chế. Sau đó bào chế với sữa theo đúng phương pháp cổ truyền. Cách bào chế này giúp tăng tác dụng kiện tỳ trợ giúp cho Hoài sơn.
Tác dụng của Bạch linh đối với sức khỏe con người
Toàn bộ các bộ phận của nấm Phục linh đều có tác dụng đối với sức khỏe con người. Bản chất Phục linh là 1 loại nấm sống ký sinh trên rễ cây họ thông. Thường là cây thông đỏ hoặc thông Masson, vừa để làm thuốc, vừa có thể làm thức ăn. Được trồng nhiều ở vùng An Huy, Vân Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên… Người xưa gọi Phục linh là “thần dược tứ thời” vì nó có tác dụng rất đa dạng. Có thể phối hợp với nhiều vị thuốc khác nhau bất kể bốn mùa. Có thể phát huy tác dụng độc đáo của mình bất kể trời lạnh, nhiệt độ, gió ẩm….
Theo y học cổ truyền, Bạch phục linh có tác dụng lợi niệu thẩm thấp, kiện tỳ, an thần. Thường được dùng trong các bài thuốc điều trị các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, tỳ vị hư nhược gây tiêu chảy, mất ngủ, hay quên…
Y học hiện đại nghiên cứu khá nhiều về tác dụng của Bạch phục linh. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy Bạch phục linh có tác dụng:
- Làm chậm và kéo dài thời gian đi tiểu, tăng tiết Na, K, P và các chất điện giải.
- Giúp tăng miễn dịch, an thần, hạ đường huyết.
- Ứng dụng rộng rãi Bạch phục linh trong điều trị ung thư.
Một số nghiên cứu cụ thể về tác dụng của Bạch phục linh
- Một nghiên cứu vào năm 2020 cho thấy một hợp chất từ nấm poria (axit pachymic) đã giết chết các tế bào ung thư vú. Axit pachymic có tiềm năng được sử dụng như một phương pháp điều trị ít tác dụng phụ.
- Trầm cảm : Chống trầm cảm bằng cách tăng serotonin và dopamine , giảm viêm ở vỏ não trước
- Các vấn đề về tiêu hóa : Cải thiện sức khỏe đường ruột, phục hồi hệ vi khuẩn đường ruột , bảo vệ chống lại tổn thương do hóa trị liệu
- Bệnh tim : Bảo vệ chống lại chứng xơ vữa động mạch bằng cách giảm viêm, cholesterol, chất béo trung tính , và stress oxy hóa
- Tăng sắc tố : Được sử dụng tại chỗ, làm giảm hoạt động của melanin để giảm tàn nhang và các tình trạng sạm da
- Mất ngủ : Acid Pachymic có trong Bạch phục linh giúp cải thiện giấc ngủ thông qua tác động lên chất dẫn truyền thần kinh làm dịu GABA
- Tổn thương thận : Bảo vệ khỏi tổn thương do nhiễm trùng hoặc các nguyên nhân khác
- Độc tính với gan : Bảo vệ chống lại thiệt hại do acetaminophen và bệnh gan nhiễm mỡ
- Loãng xương : Giảm mất xương và thay đổi tủy xương trong bệnh loãng xương sau mãn kinh
- Lão hóa da : Giảm tổn thương do stress oxy hóa (lão hóa) đối với da, có thể có hiệu quả trong các sản phẩm chăm sóc da
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.