Mái tóc khô xơ, gãy rụng tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình và sự tự tin của chúng ta. Điều trị rụng tóc bằng các phương pháp thiên nhiên thường được ưa chuộng bởi tính an toàn, dễ sử dụng, thích hợp cho cả nam và nữ. Để giảm tình trạng gãy rụng, bạn nên ăn bổ sung các loại quả dưới đây.
1. Quả quất
Quất là một trong các gia vị được sử dụng hằng ngày trong bữa ăn của mỗi gia đình Việt. Trong 100g quất có hàm lượng vitamin C khoảng 43 mg, cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất khác. Vitamin C từ lâu đã được chứng minh có tác dụng làm săn chắc da, chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Ăn quất thường xuyên sẽ thúc đẩy sự trao đổi chất tại vùng da đầu, cung cấp đủ dưỡng chất cho tóc. Tóc được nuôi dưỡng đủ sẽ hạn chế tình trạng gãy rụng.
Một số lưu ý khi ăn quất để điều trị rụng tóc:
- Không nên ăn nhiều hơn 3 quả quất một ngày.
- Không ăn quất vào lúc đói vì acid trong quất sẽ kích thích niêm mạc dạ dày. Gây nên các triệu chứng khó chịu như ngứa họng, đau dạ dày.
- Những người có bệnh lý mạn tính về dạ dày, sỏi thận,… không nên sử dụng quá nhiều quất.
2. Quả Kiwi
Kiwi là một trong những thực phẩm hàng đầu hỗ trợ điều trị rụng tóc. Trong kiwi có rất nhiều vitamin như vitamin A, E, K, cùng các chất chống oxy hóa như lutein, xanhthin và khoáng chất như kẽm, magie, phospho. Các dinh dưỡng có trong kiwi hỗ trợ quá trình lưu thông máu ở da đầu, làm tóc chắc khỏe hơn từ chân tóc. Ngoài ngăn rụng tóc, kiwi rất nhiều tác dụng khác đối với mái tóc như trị gàu, dưỡng ẩm, duy trì màu tóc, ngăn tóc bạc,…
Một số lưu ý khi ăn kiwi để điều trị rụng tóc:
- Không nên ăn nhiều hơn 2 quả kiwi một ngày.
- Không để trẻ dưới 5 tuổi ăn kiwi.
- Người đang mắc các bệnh như cảm lạnh, tiêu chảy, đau bụng kinh, phụ nữ dọa xảy thai không nên ăn kiwi.
- Những người có bệnh lý như sỏi mật, sỏi thận, viêm dạ dày mạn tính nên hạn chế ăn kiwi.
3. Quả khế chua
Khế ngoài làm thực phẩm còn được sử dụng như một vị thuốc để điều trị rụng tóc. Trong 100g khế chua có khoảng 300 – 500 mg acid oxalic cùng nhiều acid hữu cơ khác. Acid oxalic có tác dụng làm sạch da đầu, điều trị gàu và ngăn chặn nấm, vi khuẩn. Các nguyên tố vi lượng như magie, sắt, kali giúp da đầu nhận được nhiều oxy hơn từ đó chân tóc được khỏe mạnh hơn. Các vitamin A, C, B1, B2, P có vai trò thúc đẩy quá trình mọc tóc, ngăn ngừa tình trạng rụng tóc, giảm khô xơ, giữ lại độ ẩm cho da đầu. Chính vì vậy, nếu bạn đang muốn điều trị rụng tóc thì khế chua là lựa chọn không bỏ qua.
Một số lưu ý khi ăn khế chua để điều trị rụng tóc:
- Không nên cho trẻ em đang trong gia đoạn phát triển ăn nhiều khế chua vì acid oxalic làm cản trở sự hấp thu canxi ở trẻ.
- Người mặc bệnh thận, dạ dày ăn nhiều khế chua có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Khế chua có tác dụng tốt hơn so với khế ngọt.
4. Quả dâu tằm
Quả dâu tằm được coi là bộ phận nhiều dưỡng chất nhất của cây. Theo Đông y, quả dâu tằm có vị ngọt, tính bình. Từ xa xưa dâu tằm đã được sử dụng làm vị thuốc bổ thận, làm đen râu tóc. Trong dâu tằm có vitamin C, E được chứng minh làm giảm tình trạng rụng tóc. Ngoài ra, các acid hữu cơ trong dâu tằm như acid folic, acid folinicm,… có tác dụng chống oxy hóa da đầu, giảm gàu.
Một số lưu ý khi ăn dâu tẳm để điều trị rụng tóc:
- Bảo quản dâu tằm bằng các vật dụng từ thủy tinh, đồ tráng men, gốm. Không bảo quản dâu tằm bằng vật dụng chứa kim loại.
- Những người đang điều trị trầm cảm, gout, sử dụng thuốc hạ đường huyết hoặc insulin,… nên hạn chế ăn dâu tằm.
Bổ sung thực phẩm để điều trị rụng tóclà cách dễ thực hiện. Nhưng phương pháp này cần thời gian dài để cải thiện tình trạng rụng tóc. Khám bác sĩ chuyên khoa là điều kiện tiên quyết để xác định nguyên nhân gây rụng tóc và có phác đồ điều trị chính xác. Thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu cho một mái tóc khỏe mạnh hơn.
CN. Vũ Thị Anh Đào