Ứng dụng của tinh dầu bạc hà trong điều trị bệnh

Câu chuyện
Các loài Bạc hà được xem là thảo dược xưa nhất thế giới, với những bằng chứng khảo cổ cho thấy nó đã được sử dụng làm thuốc khoảng 10.000 năm về trước. Trong tiếng hán chữ Bạc (薄)trong bạc hà gồm 3 bộ phận cấu thành

Bộ thảo (艹): dùng cho những thứ có nguồn gốc thảo dược

Bộ thủy (氵): đại diện cho nước, ở đây ám chỉ về tinh dầu.

Chữ phu (尃): có nghĩa tản ra, tán bố.

Ý nghĩa của chữ bạc chính là vị thanh, nhạt, nhiều dầu, nhẹ, có khả năng phát tán ra diện rộng.

1. Tên khác:

Bạn hà nam, Húng cay, An sinh

2. Mô tả:

3. Phân bố:

Thường phân bố chủ yếu ở những vùng có nhiệt độ ẩm thuộc Châu Âu, Tây Á, Trung Á, Himalaya cho đến Đông Xibia và Bắc Mỹ. Tuy bạc hà là cây có từ lâu đời nhưng được khai thác và sử dụng nhiều nhất vào khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 trở lại đây. Cây bạc hà được phân bố rộng rãi ở nhiều nơi. Cây bạc hà có thể mọc hoang dại hay được trồng trọt ở trên thế giới và ở Việt Nam. Trên thế giới, cây bạc hà được trồng ở châu Âu như Nga, Ý, Ba Lan, Bungari, Anh, …; Ở châu Mỹ được trồng ở Mỹ, Braxin, …; Ở châu Á được trồng nhiều ở Trung Quốc (Hắc Long Giang, Cát Lâm, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Vân Nam v.v…), Ấn Độ, Nhật Bản, … mọc hoang dại. Ở Việt Nam – nước có khí hậu nhiệt đới, phù hợp với trồng bạc hà để sử dụng trong nước và xuất khẩu. Ở miền núi có nhiều bạc hà mọc hoang dại như ở SaPa, Hoàng Liên Sơn, Tam Đảo, Ba Vì, Sơn La, Lai Châu, …; Bạc hà được trồng với quy mô lớn có ở Nghĩa Trai (Hưng Yên), Đại Yên (Hà Nội). Trên các vùng Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và SaPa (Lào Cai) cũng đã thấy trồng nhiều bạc hà

4. Thành phần:

L-menthol 65 – 85%, menthyl acetat, L-menthon, L- a-pinen, L- limonen

Tinh dầu bạc hà là hỗn hợp phức tạp của rất nhiều chất hóa học khác nhau như: Hydratcarbon, Ancolphenol, Aldehyt, Xeton… Tùy từng chủng loại bạc hà mà thành phần chính của tinh dầu có thể là:

– Menthola thuộc nhóm Ancol (bạc hà Âu 40-50% Menthola trong tinh dầu; Bạc hà Á 70-90% Menthola trong tinh dầu).

– Linalola, Cacvon, Pulegon ở các giống bạc hà khác như bạc hà xanh. Ba hợp chất này thay thế cho Menthola.

– Flavonoid ở bạc hà cay.

– Ngoài thành phần chính là Menthola, tinh dầu bạc hà còn chứa xeton, mentol (6-18%), andehyt axetic, andehyt isovalerianic, rược amilic, axit axetic, mentofuran, …

– Trong 1 số trường hợp tinh dầu bạc hà chứa cả dimetila sunfua được tạo thành trong quá trình chưng cất từ lá và làm cho tinh dầu có mùi khó chịu.

– Chất lượng cao là kết quả kết hợp hài hòa giữa các thành phần: Menthola, menthol và mentilaxetat và chia các thành phần của tinh dầu ra 4 nhóm chính: Hợp chất không tecpen: có phân tử thấp, chiếm 2% trong tinh dầu, chủ yếu là amilic (amilic và isoamilic). Chúng quyết định mùi thơm đặc trưng của tinh dầu. Ngoài ra còn có axetaldehyt, isovalerandihit, femilaxetandehyt. Hydratcarbon tecpen: 4% trong tinh dầu gồm xineola (2%), dipenten, limonen, beta-pinem, camfen, beta-micxen, aximen, gama-tecpimen và para-ximola. Hợp chất tecpen có chứa oxy: 85% trong tinh dầu, chủ yếu là menthola, monthl, mentilaxetat, mentofuran và một lượng nhỏ neomentola, hydrat xabinen và các tecpenxeton (piperiton và oxylacton tecpen). Hợp chất secquitecpen: 3% trong tinh dầu, chủ yếu là hydratcarbon, cariofilen đồng dạng. Ngoài ra còn có axit béo tự do, fenola và các chất trùng hợp khác

5. Tác dụng dược lý hiện đại của tinh dầu bạc hà:

  • Kháng khuẩn:ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn, virus.
  • Giảm đau: nhờ khả năng bốc hơi nhanh của menthol kết hợp với cảm giác tê mát tại chỗ.
  • Liều cao có thể gây kích thích tủy sống, tê liệt phản xạ, ngăn quá trình lên men trong đường tiêu hóa.
  • Với liệu vừa phải, tinh dầu bạc hà có khả năng gây hưng phấn, làm tăng tiết mồ hôi và làm nhiệt độ cơ thể hạ xuống.

6. Tác dụng theo y học cổ truyền:

  • Khinh, tuyên, tán phong nhiệt
  • Tân (vị cay) năng phát tán, lương (tính mát) năng thanh, thăng phù năng phát hãn (ra mồ hôi). Tiêu tán phong nhiệt, thanh lợi đầu mục.
  • Trị đau đầu trúng gió, trúng gió không nói được, chứng bệnh liên quan đến mắt tai, hầu họng, răng miệng, da mọc ban chẩn sẩn ngứa, đau nhức trong xương…
  • Trị các chứng huyết lị (đại tiện máu), vết thương do côn trùng, mèo cắn

7. Ứng dụng lâm sàng điều trị

  • Làm ra mồ hôi
  • Hạ sốt
  • Trị cảm cúm, cảm lạnh, nhức đầu, ngạt mũi: Bạc hà 12 g, tía tô 10 g, kinh giới 10 g, củ tóc tiên leo (thiên môn) 10 g, cam thảo dây 6 g. Sắc uống ngày một thang.
  • Trị cảm mạo phong nhiệt, cảm nắng: Bạc hà 6g. Thuyền thoái 9g. Thạch cao 18g.Cam thảo 4g. Sắc uống
  • Trị hen suyễn, viêm xoang, làm sạch đường hô hấp: Hợp chất rosmarinic acid có khả năng chống viêm.
  • Chữa chảy máu cam không dừng (nhét bông tẩm nước bạc hà).
  • Cải thiện tiêu hóa, chữa đầy chướng bụng, kém ăn, ăn không tiêu, đau bụng đi ngoài, lỵ đi ngoài ra máu (sắc bạc hà uống hoặc Bạc hà 12 g, lá mỏ lông 20 g, rau sam 12 g. Sắc uống ngày một thang).
  • Sát trùng mạnh, xoa bóp nơi sưng đau.
  • Trẻ nhỏ đau nhức trong xương – cốt chưng, sốt kéo dài
  • Chữa đau mắt đỏ, nhiều gỉ mắt: Lá bạc hà 12 g, lá dâu 12 g, nấu nước xông mắt, ngày xông 2-3 lần.
  • Thúc mọc ban sởi
  • Chữa phong ngứa nổi mề đay
  • Chữa viêm họng, ho đờm: bột bạc hà trộn với mật ong làm viên hoàn, ngậm ngày 1 hoàn bằng hạt đậu.
  • Trị mụn, làm mờ sẹo.
  • Giảm hôi miệng
  • Xua đuổi côn trùng, khử mùi hôi trong nhà
  • Làm giảm stress, chữa chứng trầm cảm
  • Không nên dùng lượng nhiều với những người: tăng huyết áp, táo bón, suy nhược toàn thân, trẻ dưới 2 tuổi.

8. Lượng tiêu thụ:

Không thể tính ra được nhu cầu bạc hà trên toàn thế giới bởi nhu cầu này rất lớn và tăng lên từng ngày, bởi nó được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp và y học như làm thuốc, dầu xoa, cao dán, cao bôi, kem đánh răng, kẹo ngậm ho, kẹo cao su…

BS. Thanh Mai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *