Bạch truật là vị thuốc đông y được dùng khá phổ biến trong nhiều bài thuốc cải thiện tiêu hóa cũng như làm đẹp. Vị thuốc Bạch truật được sử dụng từ hàng ngàn năm trước và đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu phát hiện thêm nhiều công dụng mới của bạch truật. Cùng bác sĩ tìm hiểu xem sự thật bạch truật có tác dụng gì?
1. Bạch truật là gì?
Bạch truật tên khoa học là Atractylodes macrocephala Koidz. Đây là loại cây thảo sống lâu năm, được dùng làm thuốc trong hệ thống y học cổ truyền của nhiều quốc gia nhất là khu vực Đông Á. Vị thuốc bạch truật là phần rễ khô của cây bạch truật.
Vị thuốc bạch truật có màu trắng ngà, chắc, thơm nồng. Bạch truật có vị ngọt đắng, hơi cay, tính ôn.
Có 2 loại:
- Vân đầu truật: củ béo to, có dầu
- Cẩu đầu truật: củ gầy, hơi khô, trắng, dược tính mạnh hơn vân truật.
Các nhà khoa học đã tìm ra hơn 79 hợp chất được phân lập từ bạch truật bao gồm: sesquiterpenoids, triterpenoids, polyacetylenes, coumarin, phenylpropanoids, flavonoid, steroid, benzoquinones, polysaccharid…
2. Bạch truật có tác dụng gì
Trong y học cổ truyền bạch truật có tác dụng:
- Bổ tỳ, táo thấp
- Lợi tiểu tiện, sinh tân dịch
- Chữa tiêu chảy
- Tiêu thủy thũng
- An thai
- Chữa chứng tê bì
- Chữa các chứng liên quan đến mồ hôi
Gần đây nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng mình những công dụng tuyệt vời của bạch truật.
Năm 2018, một nghiên cứu của Đại học y khoa Chiết giang đăng trên Tạp chí Ethnopharmacology đã phát hiện
- Bạch truật giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và mức năng lượng cho cơ thể. Thuốc được dùng cho các trường hợp mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy, hay ra mồ hôi trộm ở người suy nhược.
- Bạch truật đôi khi được dùng trong thời kỳ mang thai cùng với các loại thảo mộc khác để giảm bớt chứng ốm nghén.
- Nó cũng được sử dụng trong các công thức cho một số loại đau khớp.
- Chiết xuất thô và các hợp chất tinh khiết của bạch truật được sử dụng để điều trị ung thư, viêm khớp, loãng xương, suy nhược lách, dọa sảy thai, bệnh Alzheimer, và béo phì.
- Các chất chiết xuất này có các tác dụng dược lý khác nhau, bao gồm:
- hoạt động chống khối u,
- hoạt động chống viêm,
- hoạt động chống lão hóa, hoạt động chống oxy hóa,
- hoạt động chống loãng xương,
- hoạt động bảo vệ thần kinh
- hoạt động điều hòa miễn dịch,
- cải thiện chức năng tiêu hóa
- điều hòa hormone tuyến sinh dục.
2.1. Cải thiện chức năng tiêu hóa
Nghiên cứu của Đại học Kyung Hee 2018 tái khẳng định
- Bạch truật đã được sử dụng để điều trị các khiếm khuyết chức năng trong hệ tiêu hóa như chán ăn, chướng bụng và tiêu chảy.
- Theo y học cổ truyền Trung Quốc, bạch truật kiện tỳ (tăng cường chức năng cho lách) bằng cách giải quyết tình trạng lưu giữ bất thường thức ăn trong đường tiêu hóa.
- Các hoạt chất trong dịch chiết bạch truật tăng cường biệt hóa bạch cầu đơn nhân do thioglycollate trong phúc mạc và ức chế nồng độ TNF- α và IL-6 do LPS gây ra trong huyết thanh do vậy có tác dụng chống viêm đường tiêu hóa rõ rệt.
2.2. Tác dụng chống viêm, kháng virus, chống lại khối u
Bạch truật đã được sử dụng từ lâu như một loại thuốc kiện tỳ, trừ thấp và long đờm trong các bài thuốc y học cổ truyền.
Nghiên cứu của Đại học Y học cổ truyền Thượng Hải cho thấy Atractylone là thành phần chính của bạch truật có dược lực học thể hiện hoạt động
- chống ung thư hiệu quả hơn trong tế bào HepG2, MCG803 và HCT-116
- tác dụng kháng vi-rút đơn giản đối với vi-rút H3N2
- hoạt động chống viêm bằng cách ức chế sản xuất nitric oxide (NO) do lipopolysaccharide (LPS) tạo ra trong tế bào ANA-1.
Kết quả nghiên cứu hoạt động chống khối u cho thấy bạch truật hoạt động tốt hơn trong các trường hợp ung thư dạ dày, ung thư ruột và ung thư gan
2.3. An thai
Theo y học cổ truyền bạch truật có tác dụng an thai. Bài thuốc Lục vị cầm truật (Lục vị gia hoàng cầm, bạch truật) là bài thuốc đầu tay trong y học cổ truyền dùng để an thai nhất là trong các trường hợp phụ nữ mang thai bị nhiệt
Mới đây,
đã nghiên cứu và kết luận thành phần dầu dễ bay hơi của bạch truật có chữa atractylone có tác dụng ức chế chuyển động tự phát của tử cung, làm giảm lực co bóp của tử cung từ đó ức chế chuyển dạ sớm, hạn chế sinh non.
Ngoài ra bạch truật còn chứa inulin – một hoạt chất mới dùng trong điều trị chứng táo bón nhất. Táo bón là vấn đề thường gặp ở phụ nữ và cũng là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến sinh non ở những tháng cuối thai kỳ.
2.4. Tác dụng an thần
Y học cổ truyền quan niệm một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là bí quyết để có giấc ngủ chất lượng.
Đại học Vienna – Áo đã nghiên cứu về tác dụng an thần của bạch truật. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí quốc tế về sinh học thần kinh, kết quả cho thấy thành phần hóa học chính Bạch truật atractylenolide II và III có khả năng điều biến tích cực đối với dòng clorua do GABA gây ra. Kết quả này cho thấy Bạch truật có thể là một loại thảo mộc hiệu quả để sử dụng lâm sàng như một loại thuốc an thần và thôi miên
2.5. Bạch truật trị nám, bạch truật làm trắng da
Trên thị trường chăm sóc da hiện nay, có hai loại chính để làm trắng da từ góc độ đặc tính của các chất phụ gia: vitamin C hoặc các dẫn xuất của nó và arbutin; hoặc thành phần thảo dược thiên nhiên. Về cơ bản, cơ chế hoạt động của các chất phụ gia này là ức chế hoạt động của tyrosinase và / hoặc sự phát triển của tế bào hắc tố để đạt được hiệu quả làm trắng da. Thống kê về các thành phần thảo dược có trong các sản phẩm làm trắng da cho thấy có hơn 20 loại được sử dụng thường xuyên nhất trong đó có Bạch truật.
Trong phần lớn các công thức làm trắng da thì bạch truật đóng vai trò là “vua”, tức là đóng vai trò quan trọng nhất trong công thức và chịu trách nhiệm điều trị làn da xỉn màu hoặc các mảng tăng sắc tố.
Trong một nghiên cứu về các loại thảo dược Châu Á có tác dụng làm trắng da của Viện dược liệu Trung Quốc có trích dẫn thông tin từ cuốn sách Lý thuyết về bản chất y học, ghi lại rằng phần thân rễ của cây Bạch truật có thể cải thiện làn da sẫm màu.
3. Lưu ý khi sử dụng bạch truật
Bạch truật có nhiều cách bào chế. Trước khi dùng bạch truật có thể chế nhiều cách để tăng tính có lợi:
- Sao với cám để bổ tỳ
- Tẩm sữa người rồi sao để tư âm
- Trộn với đất thổ rồi sao để chỉ tả chữa tiêu chảy
Những người không nên dùng bạch truật
- Hen suyễn
- Âm hư táo khát: táo bón, miệng khô họng khát
- Tiểu dắt
- Cơ thể mọc mụn mủ
- Viêm ruột cấp do nhiễm trùng
Để sử dụng bạch truật an toàn và hiệu quả, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
BS Thanh Mai
Nội khoa Việt Nam