Bệnh sởi là gì?
Sởi là căn bệnh xảy ra theo mùa, thường là đầu mùa xuân nó diễn ra theo từng nhóm và mức độ lây lan nhanh chóng tạo ra dịch bệnh. Bệnh nhân chủ yếu của sởi là trẻ em độ tuổi từ 10 đến 15 và một số trường hợp cả người lớn tuổi.
Triệu chứng của bệnh sợi
Mắt đỏ dấu hiệu của viêm võng mạc, không chịu được ánh sáng, sốt nhẹ ho khan , ho không có đờm kéo dài liên tục, chảy nước mũi…Bên trong miệng, gần gò má sẽ xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên là các nốt sần trắng xanh.
Đến giai đoạn phát ban khi bệnh đã bắt đầu lan nhanh ra bên ngoài bằng những mảng ban to nổi cộm lên bề mặt da ở vùng mặt, cổ cánh tay, đùi….và lan dần xuống chân cho đến hết.
Trong giai đoạn phát ban những vết ban lan rất nhanh kèm theo các triệu chứng sốt cao có khi lên đến 104 độ F. Bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
Nguyên nhân gây ra bệnh sởi
Sởi là bệnh do virus sởi gây ra, virus này thường nằm ở vùng mũi và họng của người bệnh sởi là căn bệnh rất dễ lây lan từ người này qua người khác bằng cách:
Khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện…virus sởi ra ngoài không khí bằng những giọt nước nhỏ xíu, những người tiếp xúc với người bệnh có thể vô tình hít vào sẽ bị lây bệnh sởi.
Hoặc những giọt nước đó bám vào đồ đạc, dụng cụ xung quanh, nếu bạn không may sờ vào những đồ đạc đó và đưa tay lên mũi, miệng thì bạn cũng có khả năng lây bệnh.
Khi virus sởi vào cơ thể, chúng thường mọc ở những tế bào sau cổ họng và phổi sau đó lan khắp cơ thể, cả hệ hô hấp và da. Vì vậy bệnh rất dễ lây lan, và biến thành dịch trong thời gian ngắn. Theo thống kê trên 90% những người chưa có kháng thể sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc với người mắc bệnh sởi.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Trên thế giới trước khi có vắc xin, hàng năm bệnh sởi gây ra khoảng 2,6 triệu ca tử vong. Đến nay, sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Năm 2010, trên thế giới cứ mỗi 4 phút có một người chết vì bệnh sởi.
Tại Việt Nam, sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến mặc dù tỷ lệ mắc bệnh đã giảm mạnh so với trước khi triển khai vắc xin.
Mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não… là các biến chứng nguy hiểm sau mắc sởi có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Mắc sởi khi mang thai có thể gây ra xảy thai, đẻ non.
Bệnh sợi lây qua đường nào?
Bệnh sởi do vi rút sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban.
Vi rút sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác.
Là bệnh lây nhiễm người – người. Không ghi nhận bệnh sởi ở động vật.
Có phải bị nhiễm vi rút sởi thì sẽ mắc bệnh sởi không?
Đúng. Không có trường hợp người lành mang vi rút.
Những người đã có miễn dịch với vi rút sởi do tiêm vắc xin sởi trước đó hoặc đã từng mắc sởi sẽ không bị mắc bệnh nữa.
Cách điều trị bệnh sởi
Để bệnh sởi không còn là nỗi lo cho những bậc phụ huynh và cho toàn xã hội, các bạn nên có sự chuẩn bị tốt nhất để cho các em có khả năng miễn dịch bệnh sởi bằng cách phòng bệnh sởi sau:
– Đưa bé đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi sớm nhất. Sau khi bé được một tuổi cần cho bé đi tiêm hai mũi vacxin phòng sởi. Mũi đầu khi bé 12-15 tháng và mũi sau khi bé từ 4-6 tuổi. Tuy nhiên có thể tiêm liều 2 sớm hơn nhưng cách liều 1 ít nhất bốn tuần. Lý do cần thiết phải tiêm liều thứ 2 là do có khoảng 2-5% số bé được tiêm sẽ không tạo ra kháng thể chống sởi sau liều đầu. Liều 2 để giúp những bé này tăng kháng thể chống sởi.
– Khi bé chưa tới tuổi được tiêm vacxin, cho bé sử dụng sữa mẹ càng nhiều càng tốt. Trong sữa mẹ có kháng thể chống bệnh sởi. Tuy kháng thể này là kháng thể thụ động, không mạnh như kháng thể tạo ra khi bé được tiêm vacxin nhưng nếu được bú sữa mẹ liện tực, lượng kháng thể này cũng có thể giúp bé chống lại bệnh sởi hoặc làm nhẹ bệnh nếu bị mắc phải.
– Vệ sinh thường xuyên cho các bé, nhất là vệ sinh răng miệng, đường hô hấp, giữ cho các bé luôn sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh sởi.
– Tăng cường bổ sung vitamin, rau quả xanh tăng sức đề kháng cho trẻ.
– Khi nghi ngờ những biểu hiện trẻ mắc bệnh sởi phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để chuẩn đoán và điều trị. Phần lớn những trường hợp bé bị năng có thể dẫn tới tử vong là do mẹ châm mang bé tới bệnh viện.
Cách phòng chống bệnh sởi
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi.
Khi có ca mắc sởi, cần cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc đến 4 ngày sau khi phát ban. Tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, làm việc.
Khi có dịch, cần hạn chế tập trung đông người
Bộ môn Nhi – Đại học y dược Huế