Chứng khô miệng ở người bệnh ung thư

Khô miệng xảy ra khi các tuyến nước bọt không tạo đủ nước bọt để giữ ẩm cho miệng. Nước bọt cần thiết để nhai, nuốt, nếm, nói chuyện vì vậy những hoạt động này sẽ gặp khó khăn khi bị khô miệng

Dấu hiệu và triệu chứng khô miệng

  • Cảm giác dính, khô trong miệng
  • Nước bọt đặc
  • Đau hoặc cảm giác nóng rát ở miệng, trên lưỡi
  • Vết nứt ở khóe miệng, môi
  • Lưỡi khô, cứng
  • Khó nhai, nếm hoặc nuốt
  • Khó nói

Khô miệng cũng gây ra các vấn đề về răng miệng. Nước bọt giúp duy trì sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn trong miệng. Không có đủ nước bọt, vi khuẩn và các vi sinh vật khác hoặc nấm trong miệng phát triển quá nhanh gây lở loét, nhiễm trùng miệng, tưa miệng. Bên cạnh đó nước bọt cũng rửa sạch các hạt thức ăn và acid còn lại trong miệng sau khi ăn. Điều này có nghĩa là nếu thiếu nước bọt có thể gây ra các vấn đề về nướu, sâu răng. Khô miệng cũng có thể gây những khó khan nhất định khi đeo răng giả.

Nguyên nhân gây khô miệng

Hóa trị và xạ trị gây khô miệng bằng cách làm tổn thương tuyến nước bọt. Hóa trị gây khô miệng bằng cách làm nước bọt đặc hơn. Nhưng đây thường là một triệu chứng tạm thời sẽ hết sau khoảng 2 đến 8 tuần sau khi điều trị kết thúc.

Xạ trị vùng đầu, mặt hoặc cổ cũng có thể gây khô miệng. Có thể mất 6 tháng hoặc lâu hơn để các tuyến nước bọt bắt đầu sản xuất nước bọt một lần nữa sau khi xạ trị kết thúc. Một số người nhận thấy sự cải thiện khô miệng trong năm đầu tiên sau khi điều trị bức xạ. Nhưng nhiều người tiếp tục trải qua một số mức độ khô miệng trong thời gian kéo dài. Điều này đặc biệt có khả năng nếu xạ trị được hướng vào tuyến nước bọt.

Khô miệng cũng có thể được gây ra bởi

  • Chứng mảnh ghép chống lại ký chủ: Các tế bào được cấy ghép (phương pháp điều trị bằng cấy ghép tế bào gốc hoặc ghép tủy sống) từ người hiến tặng nhận ra cơ thể người bệnh là yếu tố ngoài lai và tấn công lại chúng.
  • Thuốc trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu…
  • Nhiễm trùng vùng miệng
  • Tình trạng mất nước

Làm gì khi bị khô miệng

Khô miệng không thể được ngăn chặn nhưng có một số phương pháp hỗ trợ hiệu quả

  • Sử dụng các loại thuốc ngăn ngừa tác dụng phụ của xạ trị như amifostine (Ethyol)
  • Sử dụng nước bọt nhân tạo, nước súc miệng
  • Sử dụng các thuốc kích thích tuyến nước bọt như pilocarrpine, cevimeline
  • Kích thích tuyến nước bọt bằng việc nhai kẹo cao su không đường hoặc mút kẹo không đường
  • Châm cứu
  • Sử dụng một số loại thảo dược như thiên hoa phấn, bột sắn, cỏ ngọt…

Lời khuyên dành cho người bệnh

  • Đến nha sĩ trước khi bắt đầu xạ trị hoặc hóa trị để kiểm tra sức khỏe của miệng và răng. Việc thăm khám này được thực hiện càng sớm càng tốt. Nếu bạn cần phải nhổ răng, nên thực hiện ít nhất 3 tuần trước khi điều trị ung thư để miệng của bạn có đủ thời gian lành lại.
  • Đánh răng sau mỗi bữa ăn và khi đi ngủ bằng bàn chải đánh răng có lông mềm và kem đánh răng có fluoride. Ngâm bàn chải trong nước ấm để làm cho lông mềm hơn.
  • Xỉa răng nhẹ nhàng mỗi ngày một lần.
  • Súc miệng 4 đến 6 lần một ngày, đặc biệt là sau bữa ăn, với muối hoặc baking soda. Hãy thử một giải pháp gồm một nửa muỗng cà phê muối và một nửa muỗng cà phê baking soda trong 1 cốc nước ấm.
  • Khi xạ trị bắt đầu, sử dụng nước rửa và gel fluoride. Đây là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của miệng trong quá trình điều trị ung thư.
  • Uống ngụm nước nhỏ nhiều lần trong suốt cả ngày, có thể sử dụng nước bọt nhân tạo để làm ẩm miệng.
  • Tránh nước súc miệng và các sản phẩm nha khoa khác có chứa cồn. Sản phẩm được thiết kế cho những người bị khô miệng có sẵn mà không cần toa từ bác sĩ.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát, đặc biệt là vào ban đêm.

Một số nha sĩ cũng có thể kê toa thuốc để tăng nước bọt hoặc nước súc miệng để điều trị nhiễm trùng trong miệng.

Hãy xem xét những lời khuyên sau đây khi ăn với miệng khô:

  • Mang theo một chai nước có thể giúp bạn uống đủ hoặc nhấp miệng khi thấy khô khát.
  • Tránh uống rượu, đồ uống có caffeine (như cà phê, trà và soda) và nước ép có tính axit.
  • Ăn thức ăn mềm, ẩm, mát hoặc ở nhiệt độ phòng.
  • Làm ẩm thực phẩm khô bằng nước dùng, nước sốt, bơ hoặc sữa.
  • Tránh thức ăn khô, thô, hoặc cứng.
  • Tránh thực phẩm có tính axit hoặc cay có thể gây bỏng miệng.
  • Không hút thuốc hoặc nhai thuốc lá.
  • Tránh thức ăn dính, đồ uống có đường.

Một số món ăn nên ăn – nên tránh

Loại thức ăn

Nên ăn

Nên tránh

Các loại thịt và cáDùng với nước súp hay nước sốt

Luộc, hấp hay nấu súp

Thịt khô, thịt chiên, hoặc thịt nướng ăn không kèm nước sốt
Bánh mì, ngũ cốc, gạo và mì ốngBánh mì ăn với nước sốt hoặc súp

Ngũ cốc đã qua chế biến hoặc dùng chung với sữa

Cơm ăn chung với nước thịt hoặc nước sốt

Bánh mì hoặc mì khô

Mì ống hoặc cơm nấu khô

Bánh quy, khoai tây chiên

Trái cây và rau củTrái cây đóng hộp và trái cây tươi có nhiều nước như cam, đào

Rau nấu canh hoặc ăn với nước sốt

Chuối, trái cây khô

Rau củ ăn khô hoặc không dùng với nước sốt

Nước uống, đồ tráng miệng và các loại thức ăn khácSoda, trà nóng pha với chanh, nước trái cây pha loãng, các loại nước uống thể thao

Các loại nước bổ sung dinh dưỡng

Sữa, kem, bánh pudding

Bơ, margarine, Kem chua

Nước chấm salad.

Bánh kem, bánh qui (trừ khi ngâm trong sữa)

 

Nguồn tham khảo:

Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO): https://www.cancer.net/coping-with-cancer/physical-emotional-and-social-effects-cancer/managing-physical-side-effects/dry-mouth-or-xerostomia

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ: https://www.cancer.org/treatment/survivorship-during-and-after-treatment/staying-active/nutrition/nutrition-during-treatment/dry-mouth-thick-saliva.html

BS Thanh Mai – Hội Nội khoa Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *