Cách nấu món lẩu nấm tốt cho sức khỏe khi mùa thu sang

Mùa thu thời tiết khô hanh bởi vậy dưỡng sinh mùa thu lấy dưỡng ẩm làm chính. Mùa thu liên quan đến tạng phế trong y học cổ truyền nên mùa thu dưỡng sinh thường dưỡng phế, ưu tiên các loại thực phẩm có màu trắng, tính nhuận. Hôm nay Vạn Quốc Dược Vương chia sẻ với mọi người món Lẩu nấm không chỉ giúp gắn kết gia đình vào những ngày thu se lạnh mà còn giúp bồi bổ sức khỏe cho cả nhà.

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho nước lẩu

  • 500g ức gà (để nguyên miếng ức)
  • 300gr lê quả (bổ đôi)
  • 200g củ cải đường (cắt khúc 5cm)
  • 10gr nấm hương rửa sạch
  • 35gr nấm nhật rửa sạch 
  • 5gr nấm đông cô rửa sạch
  • 100gr boa rô 100gr cắt khúc 5cm
  • 100gr hành tây nướng xém vỏ bổ không đứt làm 4
  • 50gr hành tím cắt làm đôi 
  • 1 gang tay mía chẻ làm 4 
  • 1 quả cà chua bổ đôi bỏ hạt
  • 3 lít nước
  • 50ml nước tương
  • 5g muối hạt 

Cách nấu nước lẩu

  • Cho tất cả vào nồi hầm 1 tiếng lửa nhỏ mở hở nắp nồi. Sau đó dùng rây lọc bã, lấy 2 lít nước hầm
  • Cho nước hầm vào nồi lẩu, nêm 30gr hạt nêm từ nấm. Cho thêm vào hành boa – rô thái lát đun sôi.
  • Có thể ăn kèm cùng gà, rau, nấm tùy ý.

Phân tích qua 1 chút về các nguyên liệu 

Gà là thực phẩm quen thuộc trong nhiều gia đình, là lựa chọn hàng đầu của các bà nội trợ bởi không chỉ nhiều chất dinh dưỡng mà còn là nguồn protein lành mạnh. Ức gà là phần chứa lượng protein chất lượng cao, ít calo, ít chất béo giúp phát triển cơ bắp và kiểm soát cân nặng. Thường mọi người sẽ dùng ức gà để làm món hấp, luộc, chiên. Nay Vạn quốc dược vương chia sẻ thêm cách dùng khác của ức gà là làm nước dùng cho lẩu. Nhiều người thường dùng xương ống heo để làm nước hầm, nước dùng vì có vị ngọt và béo. Tuy nhiên thực tế các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng nước hầm từ xương ống heo thực chất rất nghèo chất dinh dưỡng canxi, nhưng lại quá nhiều chất béo xấu, không tốt cho sức khỏe của trẻ. Vị ngọt của nước hầm xương chủ yếu đến từ sự kết hợp giữa glutamin trong thịt xương và muối natri tạo ra monosodium glutamate (MSG) có vị ngọt đặc biệt như vị ngọt của mỳ chính.  

Trái cây tốt nhất cho mùa thu là lê và loại trà tốt nhất cho mùa thu là trà củ cải. Lê giòn, mọng nước, chứa 85% nước, vị chua ngọt, nhiều vitamin và khoáng chất. Lê được coi là loại nước khoáng thiên nhiên làm giảm tình trạng khô da và dưỡng ẩm tốt cho phổi. Củ cải thanh phế nhiệt, giảm đờm ho, thông khí phổi. Cả lê và củ cải đều là những vị thuốc chính trong nhiều bài thuốc đông y chữa ho, viêm phế quản, bổ phổi. Chính vì vậy đây là  3 nguyên liệu tuyệt hảo để làm nguyên liệu chính cho nước dùng của món lẩu nấm mùa thu.  

Ngoài ra mọi người sẽ thấy trong nguyên liệu của nước dùng rất ít nguyên liệu có vị cay. Bởi vì dưỡng sinh mùa thu hạn chế vị cay. Cay nhiều thương phế không tốt cho hệ hô hấp. Hành tây và hành tím mặc dù có 1 chút vị cay nhưng lại thiên ngọt hơn và khi ninh hầm lâu thì chỉ còn lại vị ngọt nhẹ cùng mùi thơm bởi thế các bạn cũng nên lưu ý nước dùng lẩu nấm trong mùa thu không nên cho quá nhiều vị cay nhé. 

Lẩu nấm thì không thể thiếu nấm được. Ở đây 3 loại nấm được chọn cho phần nước dùng là nấm hương, nấm đông cô và nấm nhật. 3 loại nấm này có vị ngọt nhẹ, mùi thơm đặc trưng. Đây là những loại nấm giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch rất tốt. 

Bên cạnh đó cho thêm 1 khúc mía để tăng vị ngọt thanh mát và cà chua để tạo màu sắc hấp dẫn. 

Với nồi nước lẩu này bạn có thể ăn cùng gà, nấm, rau, mỳ… tùy ý.

Hãy lên kế hoạch nấu món Lẩu nấm ngay hôm nay cho gia đình nhỏ của bạn nhé. Chúc bạn ngon miệng.

Uông Nga

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *